Thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử đang là điểm thay đổi mới được rất nhiều người quan tâm. Vậy thì tấm thẻ này có gì đặc biệt? Thủ tục đổi Thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý:
- Luật căn cước công dân năm 2014
- Thông tư 11/2016/TT-BCA
- Thông tư 07/2016/TT-BCA
- Thông tư 40/2019/TT-BCA
- Quyết định 1368/QĐ-TTg
Nội dung tư vấn:
1. Thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử có gì đặc biệt?
Thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử sẽ tích hợp nhiều thông tin của công dân, liên kết với các thông tin khác như: thông tin nhân thân, Bằng lái xe, Bảo hiểm y tế, thuế…Do vậy, khi thực hiện các thủ tục hành chính người dân không cần phải mang theo nhiều lại giấy tờ. Tiết kiệm được thời gian, chị phí công chứng, chứng thực giấy tờ.
2. Thủ tục đổi thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử
Các loại giấy tờ cũ như căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân vẫn có thể sử dụng đến khi hết thời hạn.
Thủ tục đổi thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử được thực hiện như sau:
Bước 1: Công dân đến địa điểm tiếp nhận hồ sơ đề nghị đổi, cấp lại Căn cước công dân
Tại địa điểm tiếp nhận công dân cần xuất trình một số giấy tờ sau:
- Sổ hộ khẩu
- Chứng minh thư nhân dân/ Thẻ căn cước công dân cũ
Bước 2: Cán bộ tiến hành kiểm tra thông tin
Các cán bộ sẽ tiến hành đối chiếu thông tin của công dân từ Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân sư.
Nếu đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành thu nhận dấu vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân.
Bước 3: Cấp thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử
Công dân có thể nhận thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử bằng hai cách:
Cách 1: Nhận trực tiếp tại cơ quan cấp thể căn cước công dân gắn chip điện tử
- Chứng minh thư nhân dân 9 số, 12 số hoặc căn cước công dân có mã vạch còn rõ nét ảnh, số và chữ thì trả lại cho công dân kèm theo giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử để công dân sử dụng trong thời gian chờ cấp thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử.
Lưu ý: Nếu chứng minh thư nhân dân 9 số, 12 số, căn cước công dân bị hỏng , bong tróc, không rõ nét thì thu hồi, hủy và ghi vào hồ sơ. Với chứng minh thư nhân dân 9 số thì sẽ cấp giấy xác nhận số chứng minh thư nhân dân.
- Tới ngày ghi trên giấy hẹn công dân nộp giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ. Cán bộ sẽ tiến hành cắt góc phía trên bên phải mặt trước chứng minh thư, thẻ căn cước cũ, ghi vào hồ sơ và trả lại cho công dân.
- Trả thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử cho công dân.
Cách 2: Nhận thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử qua đường bưu điện
- Nếu chứng minh thư nhân dân,căn cước cũ còn rõ nét ảnh, số và chữ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ tiến hành cắt góc phía trên bên phải mặt trước và trả lại cho công dân.
Trường hợp chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước cũ bị hỏng, bong tróc thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ cũng sẽ xử lý như ở cách 1.
- Sau đó cơ quan quản lý hồ sơ sẽ trả thẻ qua đường bưu điện cho công dân. Chi phí chuyển phát sẽ do công dân chi trả.
Lưu ý: – Thời hạn cấp thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử là 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
– Về Phí thì trường hợp cấp mới thì sẽ được miễn phí, còn đối với cấp đổi từ chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân cũ sang thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử thì phí là 30.000 nghìn đồng.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về thủ tục đổi thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử. Hi vọng bà viết này hữu ý đối với bạn!