Để có căn cứ truy cứu vụ án hình sự khi bị cá nhân bị xâm hại đến thân thể, sức khỏe thì cần được xác định thương tật. Phần trăm thương tật và tỷ lệ thương tật là căn cứ trực tiếp để truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy thủ tục giám định thương tật được tiến hành như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết của Luật sư X về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Luật Giám định tư pháp 2012.
Nội dung tư vấn
Giám định thương tật là gì?
Thủ tục giám định thương tật là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đưa ra kết luận giám định về tỷ lệ thương tích hoặc tổn thương cơ thể của một người bằng kiến thức chuyên môn, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật. Kết quả giám định về tỉ lệ thương tật của cá nhân là cơ sở để xác định việc một hành vi có đủ yếu tố cấu thành tội phạm và là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường cho người bị hại.
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục giám định thương tật
Theo Điều 12 Luật Giám định tư pháp 2012 thì cá nhân khi bị người khác gây thương tích, bị ảnh hưởng về sức khỏe có thể điều trị tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên kết luận giám định tỷ lệ thương tật chỉ được công nhận khi tiến hành thủ tục giám định thương tật tại các tổ chức giám định tư pháp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập như sau:
- Viện pháp y của Bộ Y tế, Viện pháp y quân đội thuộc Bộ quốc phòng, Trung tâm giám định pháp y cấp tỉnh hoặc của Viện khoa học hình sự, Bộ Công an;
- Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y Tế hoặc Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y Tế;
- Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an, Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh.
Thủ tục giám định thương tật
Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định
Trong khi tiến hành thủ tục giám định thương tật, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định khi thuộc một trong các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định. Cụ thể theo Điều 206 của Luật Tố tụng hình sự 2015, các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định thương tật gồm:
- Nguyên nhân chết người;
- Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động.
Ngoài các trường hợp trên thì đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét và ra quyết định trưng cầu giám định.
Tiến hành thủ tục giám định thương tật
Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, người yêu cầu giám định có thể tham dự giám định nhưng phải báo trước cho người giám định biết.
Thời gian tiến hành thủ tục giám định thương tật giám định thương tật được quy định như sau:
- Thông thường thời hạn giám định không quá 01 tháng đối với trường hợp nguyên nhân chết người;
- Không quá 09 ngày đối với trường hợp liên quan đến tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
- Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn nêu trên thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Gửi kết quả giám định
Theo Khoản 2 Điều 213 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì kết luận giám định của tổ chức được yêu cầu phải được gửi đến cơ quan đã ra quyết định trưng cầu hoặc cá nhân yêu cầu giám định về tỷ lệ thương tật trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận.
Phí giám định thương tật cho ai chi trả?
Theo Điều 36 Luật Giám định tư pháp năm 2012, trong thủ tục giám định thương tật, cơ quan trưng cầu giám định hoặc người yêu cầu giám định về thương tật phải có trách nhiệm trả chi phí giám định cho tổ chức đã thực hiện giám định thương tật theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
- Cách tính tỷ lệ thương tật khi đánh nhau – Ai cũng phải biết
- Gây thương tích cho người khác khi sử dụng chất kích thích bị xử lý ra sao
- Xác định mức độ khuyết tật theo quy định?
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Thủ tục giám định thương tật”. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Giám định thương tật là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đưa ra kết luận giám định về tỷ lệ thương tích hoặc tổn thương cơ thể của một người bằng kiến thức chuyên môn, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật. Kết quả giám định về tỉ lệ thương tật của cá nhân là cơ sở để xác định việc một hành vi có đủ yếu tố cấu thành tội phạm và là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường cho người bị hại.
– Viện pháp y của Bộ Y tế, Viện pháp y quân đội thuộc Bộ quốc phòng, Trung tâm giám định pháp y cấp tỉnh hoặc của Viện khoa học hình sự, Bộ Công an;
– Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y Tế hoặc Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y Tế;
– Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an, Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh.
– Thông thường thời hạn giám định không quá 01 tháng đối với trường hợp nguyên nhân chết người;
– Không quá 09 ngày đối với trường hợp liên quan đến tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
– Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn nêu trên thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do.