Ở Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, trong đó bức thiết hơn là vấn đề việc làm. Chúng ta có thể thấy chỉ số thất nghiệp khá cao, nhiều người không tìm được việc làm phù hợp, học xong Đại học vẫn thất nghiệp như thường. Để đưa người làm lao động tìm kiếm việc làm phù hợp thì ngày càng nhiều trung tâm dịch vụ việc làm thành lập. Vậy muốn thành lập trung tâm môi giới việc làm cần phải làm những thủ tục gì, phải đáp ứng điều kiện nào? Luật sư X sẽ cùng bạn đọc giải đáp về vấn đề!
Căn cứ pháp lý
- Luật việc làm 2013;
- Nghị định 196/2013/NĐ- CP
- Nghị định 52/2014/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Điều kiện thành lập trung tâm môi giới việc làm
Điều 3 Nghị định số 196/2013/NĐ- CP quy định thành lập và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm
“1. Có mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cụ thể.
2. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới Trung tâm dịch vụ việc làm do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Có trụ sở làm việc hoặc đề án quy hoạch cấp đất xây dựng trụ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới).
4. Có trang thiết bị, phương tiện làm việc để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan và công chức, viên chức và người lao động.
5. Có ít nhất 15 cán bộ có trình độ cao đẳng trở lên.
6. Kinh phí hoạt động thường xuyên do cơ quan có thẩm quyền thành lập bảo đảm theo quy định của pháp luật.
7. Đối với Trung tâm dịch vụ việc làm quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này khi thành lập phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Trung tâm đặt trụ sở chính.”
Như vậy, để có thể đủ điều kiện để mở một trung tấm môi giới việc làm bạn cần: trụ sở, trang thiết bị và vật tư… đặc biệt là nguồn nhân sự phải đủ điều kiện về trình độ để thực hiện công việc đề ra theo đúng yêu cầu của pháp luật quy định về trung tâm môi giới việc làm.
Hồ sơ thành lập trung tâm môi giới việc làm
- Công văn của cơ quan đề nghị thành lập Trung tâm gửi cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập;
- Đề án thành lập Trung tâm, bao gồm các nội dung: sự cần thiết; mục tiêu; nhiệm vụ cụ thể và việc đảm bảo các điều kiện để thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định này; tính khả thi của đề án;
- Đối với Trung tâm thuộc thẩm quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) thì đề án thành lập Trung tâm phải có ý kiến nhất trí bằng văn bản của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ.
- Đối với các Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ, ngành hoặc của cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị – xã hội thì phải có văn bản chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi Trung tâm sẽ được thành lập và hoạt động.
- Các giấy tờ và văn bản có liên quan chứng minh đủ các điều kiện để thành lập Trung tâm.
Thẩm quyền tiếp nhận và thành lập trung tâm môi giới việc làm
- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là nơi tiếp nhận, thẩm định hồ sơ thành lập Trung tâm và trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Trung tâm thuộc thẩm quyền quản lý hoặc chấp thuận việc thành lập Trung tâm của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị – xã hội trên địa bàn.
- Việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ thành lập Trung tâm của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị – xã hội theo quy định của các Bộ, ngành và tổ chức đó.
Quy định về cấp giấy phép giới thiệu việc làm
a. Điều kiện:
Theo quy định tại điều 7 Nghị định 52/2014/NĐ-CP về điều kiện cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm:
- Có trụ sở ổn định và có thời hạn từ 03 năm (36 tháng) trở lên;
- Có bộ máy chuyên trách để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm bao gồm ít nhất 03 nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, lý lịch rõ ràng;
- Đã thực hiện ký quỹ theo quy định của pháp luật. Công ty phải nộp tiền ký quỹ là 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng) tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính.
b. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (có công chứng).
- Các giấy tờ và văn bản có liên quan chứng minh đủ các điều kiện để cấp giấy phép của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 52/2014/NĐ-CP
c. Thời hạn giấy phép:
- Giấy phép cấp cho doanh nghiệp với thời hạn là 36 (ba mươi sáu) tháng và mỗi lần gia hạn tiếp theo là không quá 36 (ba mươi sáu) tháng.
d. Trình tự cấp giấy phép:
- Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương sở tại.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cấp giấy phép cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp giấy phép cho doanh nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn!
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư X hãy liên hệ
Hotline: 0833.102.102
Câu hỏi liên quan
Thời hạn của giấy phép môi giới việc làm được quy định tại điểm a khoản 1 điều 16 Nghị định 23/2021/NĐ-CP theo đó giấy phép hoạt động có thời hạn trong vòng 60 tháng. Trường hợp hết thời hạn này, doanh nghiệp phải tiến hành gia hạn hoặc chấm dứt hoạt động.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép môi giới việc làm ?
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính ủy quyền (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền) cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với doanh nghiệp.
Các bên có thể thỏa thuận thời điểm nhận thù lao môi giới mà không bắt buộc phải hoàn thành hợp đồng môi giới mới được nhận thù lao.