Thủ tục sang tên sổ đỏ hết bao lâu

bởi Luật Sư X

Thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ, rất nhiều người cảm thấy lo lắng về giấy tờ, thủ tục cần phải thực hiện. Chưa kể nếu thời gian chờ đợi kéo dài lâu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuộc sống của người dân. Vậy sổ đỏ là gì? thủ tục sang tên sổ đỏ hết bao lâu? Hãy cùng hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý 

  • Luật Đất đai năm 2013
  • Bộ luật Dân sự năm 2015.
  • Nghị định số 43/2014/NĐ-CP 
  • Nghị định 01/2017/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về Sổ đỏ.

Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại giấy chứng nhận như:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

Tuy nhiên, ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định 88/2009/NĐ-CP. Theo đó, từ ngày 10/12/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới, cụ thể:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013).

Như vậy, Sổ đỏ là ngôn ngữ thường ngày của người dân để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không được pháp luật quy định. Để thuận tiện cho người đọc, trong nhiều bài viết thường sử dụng từ “Sổ đỏ” thay cho tên gọi của Giấy chứng nhận như quy định của pháp luật.

2. Quy trình thực hiện sang tên sổ đỏ

Bước 1: Lập hợp đồng, công chứng giấy tờ, sổ đỏ.

Theo đó, những loại giấy tờ cần mang theo bao gồm:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

Chứng minh nhân dân/hộ khẩu hai bên bán và bên mua;

– Giấy tờ chứng minh tài sản chung/riêng như Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân.

Nếu đảm bảo đủ điều kiện, cơ quan chức năng địa phương sẽ công chứng hợp đồng mua bán cho các bên.

Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính, hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

– Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản do bên mua ký)

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản do bên bán ký.

– Hợp đồng công chứng đã lập (01 bản chính)

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)

– CMND + Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)

Thời hạn nộp nghĩa vụ tài chính: 10 ngày kể từ thời điểm nhận thông báo

Những khoản phí, lệ phí phải nộp gồm:

– Lệ phí trước bạ: Bằng 0,5% giá trị quyền sử dụng đất cụ thể Tiền lệ phí phải nộp = (Diện tích đất) x (Giá đất) x 0,5%

Trong đó giá đất theo bảng giá của ủy ban nhân dân tỉnh nơi có đất

Với vị trí chị Vân cung cấp ở Thôn Minh Tân, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn thì căn cứ theo quyết định số Số: 96/2014/QĐ-UBND của ủy ban nhân dân thành phố hà nội quy định bảng giá các loại đất của trên địa bàn Hà Nội từ năm 2015-2019 thì đất ở được liêm yết là 660.000VNĐ/m2 đất trồng cây lâu năm được niêm yết là 108.000VNĐ/m2;

– Thuế thu nhập cá nhân: là 2% theo chuyển nhượng bất động sản.

Căn cứ pháp lý là Điều 29. Thuế đối với thu nhập từ chuyền nhượng bất động sản của Luật thuế thu nhập cá nhân:

“Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam của cá nhân không cư trú được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản nhân với thuế suất 2%.”

– Lệ phí địa chính: Căn cứ vào từng quyết định của địa phương

– Lệ phí thẩm định: Căn cứ pháp lý tùy thuộc vào từng địa phương

Đối tượng nộp: Các đối tượng đăng ký, nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nhu cầu hoặc cần phải thẩm định theo quy định. Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ áp dụng đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định để giao đất, cho thuê đất và đối với trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Như vậy nếu khi nhận chuyển nhượng mà Chị có yêu cầu thẩm định thì sẽ có vản yêu cầu mức phí thẩm định được tính là 0,15% giá trị chuyển nhượng, tối đa 5.000.000 đồng/hồ sơ.

Bước 3: Kê khai hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên Môi trường nơi có đất. Ở bước này, cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (01 bản chính + 02 bản photo có chứng thực);

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (02 bản có công chứng);

– Chứng minh nhân dân/hộ khẩu hai bên bán và bên mua (02 bộ có chứng thực);

– Giấy tờ chứng minh tài sản chung/riêng như Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân (02 bộ có chứng thực);

– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (01 bản chính);

– Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản chính);

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản chính);

– Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (02 bản chính);

– Tờ khai đăng ký thuế;

– Sơ đồ vị trí nhà đất (01 bản chính).

Phòng Tài nguyên Môi trường sẽ tiếp nhận hồ sơ sau đó luân chuyển sang cơ quan thuế để ra thông báo thuế. Thủ tục sang tên sổ đỏ sẽ do Phòng Tài nguyên Môi trường thực hiện.

3. Sang tên sổ đỏ hết bao nhiêu ngày.

Sang tên sổ đỏ mất bao lâu sẽ rơi vào khoản điểm a, khoản 4 Điều 95, Luật Đất đai 2013 cụ thể như sau:

4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:

a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;…”

Tại khoản 6 Điều này quy định: “Các trường hợp đăng ký  biến động quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.”

Như vậy, căn cứ theo Điều 95, luật Đất đai 2013 thì thời hạn “sang tên sổ đỏ” sẽ là không quá 30 ngày làm việc.

Tuy nhiên, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 tại Điều 61, khoản l quy định “l) Chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 10 ngày;”

Và theo Điều 40 Nghị định 01/2017/NĐ-CP  có quy định “Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.”.

Như vậy, thời hạn sang tên sổ đỏ là không quá 10 ngày kể từ khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ hợp lệ và các bên hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày

Hy vọng bái viết hữu ích đối với bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư đất đai tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm