Thủ tục thành lập công ty TNHH tại quận Cầu Giấy

bởi MinhThu

Khi nghĩ đến việc thành lập công ty thì không ít người khởi nghiệp sẽ nghĩ đến loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, vì loại hình doanh nghiệp này khá phổ biến và cũng có nhiều ưu điểm. Quận Cầu Giấy, một quận thuộc thành phố Hà Nội, nơi có vị trí thuận lợi và tình hình phát triển kinh tế – xã hội ở đây tương đối tốt. Do vậy, nếu bạn muốn thành lập công ty TNHH tại quận Cầu Giấy thì không nên bỏ qua bài viết của Luật sư X về thủ tục thành lập công ty TNHH tại quận Cầu Giấy dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật doanh nghiệp 2014;

Văn bản hợp nhất 902/VBHN-BKHĐT năm 2019 hợp nhất Nghị định về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành;

Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành;

Nội dung tư vấn

1. Khái quát sơ lược về quận Cầu Giấy:

Quận Cầu Giấy được thành lập theo Nghị định số 74-CP ngày 22/11/1996 của Chính Phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/9/1997; phía Đông giáp quận Đống Đa và quận Ba Đình, phía Tây giáp hai quận NamTừ Liêm và Bắc Từ Liêm, phía Nam giáp quận Thanh Xuân và phía Bắc giáp quận Tây Hồ. Khi mới thành lập Quận Cầu Giấy có 7 đơn vị hành chính bao gồm toàn bộ diện tích đất tự nhiên và dân số của 4 thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa thuộc huyện Từ Liêm; diện tích đất tự nhiên của Quận là 1.210,07ha, với 82.900 người.

Ngày 05/01/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, phường Dịch Vong Hậu được thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính và dân số của hai phường Quan Hoa và Dịch Vọng, từ ngày 01/4/2005, phường Dịch Vọng Hậu chính thức đi vào hoạt động. Từ đó đến nay quận có 8 phường: Phường Dịch Vọng, phường Mai Dịch, phường Nghĩa Đô, phường Nghĩa Tân, phường Quan Hoa, phường Trung Hòa, phường Yên Hòa, phường Dịch Vọng Hậu.

Về tình hình đăng ký doanh nghiệp theo quận, huyện, trong 10 tháng năm 2018, xét về số lượng doanh nghiệp, các quận Hà Đông, Cầu Giấy có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới nhiều nhất (khoảng hơn 2.000 doanh nghiệp/quận; Huyện Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới ít nhất (khoảng 60 doanh nghiệp); về quy mô vốn đăng ký, quận Cầu Giấy có số vốn đăng ký nhiều nhất (hơn 31.911 tỉ đồng), huyện Phú Xuyên có số vốn đăng ký thấp nhất (136,63 tỉ đồng).

Có thể thấy được quận Cầu Giấy là nơi đáng để đặt trụ sở thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, nếu bạn đã dự định chọn quận Cầu Giấy là nơi đề khởi nghiệp thì nên triển khai ngay, cùng xem phần dưới để biết được thủ tục thành lập công ty TNHH

2. Những điểm cần biết trước khi thành lập công ty TNHH tại quận Cầu Giấy

a. Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?

Để biết loại hình doanh nghiệp này hãy cùng tìm hiểu khái niệm công ty trách nhiệm hữu hạn là gì qua những quy định pháp luật hiện hành.

Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là một loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và được luật pháp Việt Nam công nhận. Trong đó, công ty là pháp nhân và chủ sở hữu công ty là thể nhân sẽ có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty, đây là hai thực thể pháp lý tách bạch riêng biệt (Theo quy định tại Bộ luật Dân sự). Qua phân tích quý khách đã hiểu rõ khái niệm công ty TNHH là gì? Tiếp theo sẽ tìm hiểu về các loại công ty TNHH.

b. Phân loại công ty TNHH

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, có 2 loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, đó là công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Điều 73 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về khái niệm công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cơ quan thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.

Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:  Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là 2 và không vượt quá 50; Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Pháp luật quy định: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phiếu.

c. Những ưu khuyết của công ty TNHH là gì?

Để giúp quý khách hiểu rõ và hình dung được mô hình hoạt động của loại hình doanh nghiệp này, chúng tôi xin phân tích những ưu khuyết của công ty TNHH là gì, qua đó khách hàng có thể vận dụng hiệu quả mô hình này vào hoạt động kinh doanh.

Ưu điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?

– Thành viên trong công ty TNHH chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp chỉ trong phạm vi số vốn đã góp, các tài sản cá nhân sẽ không ảnh hưởng khi công ty phá sản hay gặp rủi ro pháp lý khác. Do vậy, mức độ rủi ro về tài sản riêng của các thành viên sẽ thấp hơn so với loại hình doanh nghiệp khác.

– Vấn đề chuyển nhượng vốn của công ty TNHH 2 thành viên trở lên được luật pháp quy định chặt chẽ nên số vốn của doanh nghiệp sẽ luôn được bảo toàn.

– Khả năng huy động vốn sẽ dễ dàng do công ty TNHH 2 thành viên được luật quy định cho phép phát hành trái phiếu.

– Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên được quyền điều hành và quyết định mọi vấn đề của công ty như tổ chức nhân sự, định hướng kế hoạch kinh doanh, phân bổ lợi nhuận không trái luật định…

Khuyết điểm của công ty TNHH

– Công ty TNHH 2 thành viên có số lượng thành viên bị hạn chế không vượt quá 50 người.

– Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu nên dẫn đến khả năng huy động vốn bị hạn chế.

– Mức độ chịu trách nhiệm của loại hình doanh nghiệp này là hữu hạn nên sẽ bị ảnh hưởng về uy tín đối với khách hàng và các đối tác chiến lược.

– Do có đặc điểm riêng biệt nên công ty TNHH phải chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của Luật doanh nghiệp 2014 hơn so với các loại hình công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân.

3. Thủ tục thành lập công ty TNHH tại quận Cầu Giấy:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty TNHH

Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị gồm:

Trường hợp Quý khách hàng sử dụng dịch vụ của Luật sư X chỉ cần chuẩn bị duy nhất là bản sao chứng minh thư nhân dân (Thẻ căn cước công dân)hoặc hộ chiếu. Các hồ sơ và công việc còn lại do Luật sư X tư vấn và thực hiện dịch vụ cho Quý khách hàng.

Trường hợp Quý khách hàng tự thực hiện thủ tục thành lập công ty TNHH sẽ cần các hồ sơ như sau:

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 2 thành viên trở lên;
  • Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với thành viên là tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.
  • Quyết định góp vốn của thành viên là tổ chức.
  • Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt;
  • Giấy ủy quyền cho Công ty Luật sư X thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Có 2 hình thức nộp hồ sơ:

Nộp hồ sơ trực tiếp

Đem đầy đủ hồ sơ như nêu trên tới nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu từ thành phố Hà Nội có địa chỉ tại Tầng 3 – Nhà B10A – Nam Trung Yên – Hà Nội.

Thời hạn hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Nộp hồ sơ online:

Truy cập vào trang thông tin điện tử đăng ký doanh nghiệp quốc gia tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn. Đăng nhập vào tài khoản, có thể chọn 1 trong 2 cách sau:

  • Sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh: Nếu trường hợp anh/chị chưa có tài khoản cthì có thể click vào nút “Tạo tài khoản mới” để đăng ký tài khoản.
  • Sử dụng chữ ký số công cộng: trường hợp này người nộp phải có chữ ký số công cộng.

Chọn loại đăng ký trực tuyến è Chọn loại hình doanh nghiệp/ đơn vị trực thuộc è Chọn loại giấy tờ đính kèm (Hồ sơ đính kèm được scan, có đầy đủ chữ ký theo yêu cầu, có đầy đủ chữ ký số theo quy định của văn bản điện tử) è Xác nhận thông tin đăng ký.

Ghi chú: Sau khi bước tải hồ sơ hoàn tất, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sẽ được chuyển sang trạng thái “Đang nộp” và được tự động tiếp nhận trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để và chuyển về tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh tương ứng phục vụ cho việc xử lý hồ sơ. Hồ sơ sẽ chuyển sang trạng thái “Đã gửi đi” nếu được tiếp nhận thành công trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Sau khi đăng ký nộp thành công thì người nộp hồ sơ có thể theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ; Sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Cuối cùng, in bản cứng và tới nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh:

Sau khi nhận được thông báo về việc hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ và được chấp thuận Doanh nghiệp phải in những giấy tờ đang tồn tại dưới dạng file dữ liệu thành bản cứng. Tiếp đó sẽ đem bộ hồ sơ này tới nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh để nộp. Sau khi nộp hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành, nghề kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn.

Lưu ý: Nếu Quý khách hàng tự công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp cần thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/07/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng hạn sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp

Trong vòng 01 ngày kể từ ngày công ty có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Luật sư X sẽ khắc dấu pháp nhân và thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh cho Quý công ty.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Để kiểm tra thông tin mẫu dấu đăng tải Quý khách hàng truy cập website https://dangkykinhdoanh.gov.vn nhập mã số doanh nghiệp của công ty và kiểm tra.

Lưu ý: Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 đang có hiệu lực năm 2015:

“Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

  • Tên doanh nghiệp;
  • Mã số doanh nghiệp”.

Trong trường hợp Công ty có nhu cầu khắc con dấu pháp nhân thứ hai, Luật sư sư X sẽ hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục khắc con dấu thứ hai.

Mong bài viêt hữu ích cho bạn đọc!

Khuyến nghị 

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ doanh nghiệp tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm