Trách nhiệm của công ty trách nhiệm hữu hạn khi phá sản

bởi Vudinhha

Công ty trách nhiệm hữu hạn là một trong những mô hình doanh nghiệp được quy định theo pháp luật doanh nghiệp. Doanh nghiệp khi phá sản tức là doanh nghiệp đã chết pháp lí. Tuy nhiên có phải chết là hết? Trong bài này, Luật sư X xin được chia sẻ cho bạn đọc trách nhiệm mà công ty trách nhiệm hữu hạn phải chịu khi phá sản. Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc.   

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Sơ lược về công ty trách nhiệm hữu hạn?
Công ty trách nhiệm hữu hạn là một loại hình công ty thông dụng, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là doanh nghiệp có duy nhất một chủ sở hữu là tổ chức hoặc cá nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn Hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có chủ sở hữu là tổ chức hoặc cá nhân không vượt quá 50 người, góp vốn theo quy định của pháp luật theo khoản 4 Điều 4, Điều 73 và Điều 47 thuộc Luật Doanh nghiệp 2014: 

Điều 4: Giái thích từ ngữ

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Điều 73. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

Điều 47. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:
a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;
b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật này;
c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của Luật này.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.

Cả hai loại hình thuộc công ty này đều có tư cách pháp nhân, không được quyền phát hành cổ phần. Điểm riêng biệt là chủ doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm cho các khoản nợ và khoản khác của công ty trong phạm vi vốn góp, tức là cho đến khi con số vốn góp của doanh nghiệp trở về con số 0 thì doanh nghiệp sẽ hết nghĩa vụ trả nợ.

2. Trách nhiệm của công ty trách nhiệm hữu hạn khi phá sản
Công ty phá sản đơn giản có thể vì nợ quá nhiều hoặc không còn khả năng sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ.
Như vậy, nếu công ty phá sản sẽ chịu những trách nhiệm cơ bản, cụ thể như sau:

  1. Đầu tiên, họ sẽ họp hội đồng chính thức và đưa ra tuyên bố cho toàn thể nhân viên làm việc trong công ty, đồng thời nộp đơn thông báo phá sản doanh nghiệp cho Tòa án nơi doanh nghiệp, công ty đặt trụ sở chính.
  2. Kê khai và định giá, thế chấp hoặc rao bán tài sản để thu lại một khoảng tiền thực hiện cho các nghĩa vụ tiếp theo.
  3. Thống kê tài chính, thanh toán các khoản nợ cho người lao động. Nếu có hợp đồng có quy định thời gian lao động định kì sẽ đền bù hợp đồng cho người lao động.
  4. Đối với các khoản nợ và các khoản thanh toán khác thì chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp. Khi công ty phá sản, sẽ có hai trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Khi đi vay, người vay là người đại diện của công ty, khi đó, trách nhiệm trả nợ hoặc thanh toán các khoản khác sẽ trong phạm vốn góp của công ty, trả cho đến khi nào doanh nghiệp cạn vốn thì trách nhiệm chấm dứt. Rất đúng luật, tuy nhiên, những người đứng đầu công ty sẽ còn ít cơ hội được hợp tác kinh doanh vì sự làm ăn không lành mạnh, thiếu trách nhiệm, có thể cánh cửa kinh doanh sẽ đóng lại vĩnh viễn vì uy tín cá nhân trong kinh doanh là quan trọng hơn cả, nên cố gắng hoàn thành đủ số nợ nếu có thể để duy trì mối quan hệ lâu dài cũng như sống đúng theo chuẩn mực xã hội: “Có vay có trả”, trừ trường hợp số nợ là một con số khổng lồ thì người chịu thiệt sẽ là chủ nợ.

Trường hợp 2: Nếu người đại diện nhân danh chính mình thực hiện giao dịch, vay vốn cho công ty hoạt động, không phải nhân danh của công ty thì mọi chuyện đã khác, người đó sẽ trả bằng toàn bộ tài sản của mình. Trường hợp này rất hiếm gặp. Tuy nhiên để có được lòng tin của người cho vay, họ nhân danh cá nhân vay nợ để nuôi sống công ty của mình.

Như vậy, trên đây là toàn bộ trách nhiệm mà công ty trách nhiệm hữu hạn phải thực hiện khi tuyên bố phá sản.

Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm