Sản xuất, buôn bán xăng giả sẽ bị xử lí như thế nào?

bởi

Mấy ngày hôm nay xuất hiện thông tin một đại gia miền Tây bị khởi tố và bị bắt tạm giam vì hành vi sản xuất và buôn bán xăng giả. Thủ đoạn của các đối tượng là sử dụng phụ gia pha chế theo công thức để đưa ra thị trường tiêu thụ với số lượng rất lớn. Vụ việc gây ra rất nhiều sự bất bình trong nhân dân vì mặt hàng xăng dầu là mặt hàng mà dường như ai cũng sử dụng. Vậy quy định của pháp luật có liên quan đến hành vi này quy định thế nào?

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Kinh doanh xăng dầu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Cùng với điện, nước thì mặt hàng xăng dầu cũng là mặt hàng thuộc loại thiết yếu trong đời sống, không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Khác với mặt hàng điện (gồm Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia; xây dựng và vận hành thủy điện đa mục tiêu và điện hạt nhân) là mặt hàng do nhà nước độc quyền sản xuất kinh doanh thì xăng dầu là ngành nghề mà các cá nhân, tổ chức có thể tham gia. Tuy nhiên kinh doanh xăng dầu là một ngành nghề có mức độ rủi ro cao do xăng dầu là mặt hàng dễ phát nổ. Do đó luật quy định kinh doanh xăng dầu thuộc loại kinh doanh có điều kiện.

Phụ lục 4 Luật sửa đổi bổ sung luật Đầu tư 2014 quy định:

PHỤ LỤC 4

DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
(
Ban hành kèm theo Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư)

1.

2.

..

41. Kinh doanh xăng dầu

Và theo như quy định trên thì khi muốn kinh doanh xăng dầu thì thương nhân phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định về cơ sở vật chất như kho bãi, hệ thống phân phối ..v.v. Do đó có thể thấy đây là mặt hàng không phải cứ muốn tham gia kinh doanh là được.

2. Về chế tài xử phạt.
Tùy vào tính chất vụ việc, tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà việc sản xuất pha chế xăng giả sẽ bị xử lý theo các quy định khác nhau của pháp luật.

Nếu hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt theo Điều 34 Nghị định 67/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí. Theo đó:

Điều 34. Hành vi vi phạm quy định về pha chế xăng dầu

1.

2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thực hiện pha chế xăng dầu khi không phải là thương nhân đầu mối;

b) Thực hiện pha chế xăng dầu tại địa điểm không phải nơi sản xuất, xưởng pha chế hoặc kho xăng dầu phục vụ cho nhu cầu nội địa của thương nhân đầu mối;

c) Thực hiện cách pha trộn hoặc đưa các chất khác vào xăng dầu để trục lợi;

d) Không có phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng xăng dầu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

3. Hình thức xử phạt bổ sung

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

 

Từ quy định trên có thể thấy ngoài hình thức phạt chính là phạt tiền với số tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng thì còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện và phải nộp lại số lợi bất chính có được.

Theo như vụ việc mới đây xảy ra ở Công ty TNHH Mỹ Hưng – Sóc Trăng theo điều tra  sơ bộ thì cơ quan công an đã tạm giữ hơn 3 triệu m3 dung dịch các loại, 50 kg tạo màu…Đây được xác định là tang vật được dùng để thực hiện việc pha chế xăng giả nhằm đưa ra thị trường tiêu thụ với khối lượng lên đến 6 triệu lít xăng giả mỗi tháng.

Tuy nhiên, nếu mức độ của hành vi là nghiêm trọng và đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị khởi tố Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 192 Bộ luật hình sự 2015.

Điều 192. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả.

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết 02 người trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

….

Có thể thấy mức phạt tù tối đa đối với hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả là mặt hàng xăng dầu thì khung hình phạt tối đa lên đến 15 năm tù, ngoài ra còn bị phạt tiền và thậm chí là bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (Khoản 4 Điều 192). 

Trên thực tế vụ việc xăng giả mới đây đã được Công an tỉnh Đắk Nông ra quyết định khởi tố vụ án và ra quyết định khởi tố 9 bị can về hành vi “sản xuất và mua bán hàng giả” theo điều 192 Bộ luật hình sự. Và mới đây thực hiện ý kiến chỉ đạo của bộ trưởng Bộ Công an, từ 28-5 đến 2-6, các cơ quan chức năng đã tiến hành khám xét kho xăng dầu của ông Trịnh Sướng ở Sóc Trăng. Xử lí người vi phạm là thế nhưng hậu quả mà người tiêu dùng gánh chịu thì không thể nào xác định được khi số lượng xăng giả tuồn ra thị trường lên đến hơn 6 triệu lít một tháng. Việc xử dụng xăng giả (pha chế theo công thức 1 phần xăng A92 thật + chất dung môi + chất tạo màu) sẽ gây ra ảnh hưởng đến sự vận hành của động cơ, thậm chí gây ra nguy cơ cháy nổ khi sử dụng. Khi ấy hậu quả sẽ rất lớn. Thiết nghị hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả cần được xử lí thật nghiêm minh để bảo vệ tài sản và sức khoẻ của người tiêu dùng.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm