Thủ tục xin giấy phép cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh

bởi MinhThu
Thủ tục xin giấy phép cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh

Cấp cứu, vận chuyển người bệnh là quá trình hỗ trợ di chuyển người bệnh từ địa điểm không phải cơ sở y tế đến cơ sở y tế hoặc từ cơ sở y tế này đến cơ sở y tế khác. Là hoạt động có điều kiện, vậy thủ tục xin giấy phép cấp cứu, vận chuyển người bệnh có khó không? Mời tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Cơ sở pháp lý

  • Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12
  • Nghị định 155/2018/NĐ-CP
  • Nghị định 109/2016/NĐ-CP
  • Thông tư số 03/2013/TT-BTC

Nội dung tư vấn

1. Giấy phép cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh là gì?

Khi tham gia giao thông chắc hẳn chúng ta thường gặp những chiếc xe cứu thương màu  trắng với dòng chữ “ambulance”. Cũng không nói đâu xa khi gần đây ông Đoàn Ngọc Hải đã lái chiếc xe tương tự để chuyên chở những người nghèo khó đi khám chữa bệnh. Để vận hành một chiếc xe như vậy thì không chỉ đơn giản là mua xe, sơn sửa và dán chữ “ambulance” mà  cần phải xin giấy phép và được sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Giấy phép cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh là một loại giấy pháp kinh doanh ghi nhận cho một đơn vị, tổ chức được thực hiện hoạt động cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh. Đơn vị thực hiện hỗ trợ là một đơn vị độc lập hoặc cũng có thể là một bộ phận của cơ sở y tế tiếp nhận người bệnh.

2. Điều kiện xin Giấy phép cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh

Như đã đề cập ở phía trên thì Giấy phép hoat động xe cứu thương là một loại giấy phép con và đơn vị kinh doanh cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định để được cấp phép hoạt động. Điều kiện đó bao gồm:

Về thiết bị, phương tiện vận chuyển 

Đơn vị, tổ chức thực hiện cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh cần đảm bảo những yêu cầu sau về thiết bị, phương tiện:

  • Có xe ô tô cứu thương. Xe ô tô cứu thương phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định tại Thông tư 27/2017/TT-BYT về tiêu chuẩn sử dụng xe cứu thương;
  • Có các thiết bị, dụng cụ y tế, hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu bảo đảm an toàn cho người bệnh. Cơ sở phải đảm bảo có vali thuốc cấp cứu trang bị trên xe ô tô cứu thương cho một kíp cấp cứu ngoại viện;
  • Có đủ phương tiện vận chuyển bảo đảm vệ sinh môi trường khi chuyển người bệnh.

Về nhân sự

Là một phương tiện để chuyên chở những người ốm đau, cấp cứu nên nhân sự vận hành chiếc xe cũng không chỉ là người “phụ xe” thông thường mà cần có trình độ nhất định:

– Điều kiện về người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật:

  • Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề.
  • Có văn bằng chuyên môn hoặc chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đã được học về chuyên ngành hồi sức cấp cứu.
  • Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng.
  • Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở.

– Điều kiện về các nhân sự khác:

  • Phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công.
  • Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

– Điều kiện khác

  • Đối với việc vận chuyển người bệnh tại các cơ sở y tế trong nước, cần có hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với một bệnh viện hoặc phòng khám trong nước .
  • Đối với việc vân chuyển người bệnh ra nước ngoài cần có hợp đồng với công ty dịch vụ hàng không và tối thiểu một hợp đồng hợp tác với bệnh viện nước ngoài

3. Thành phần hồ sơ xin Giấy phép cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh

Cơ sở cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

–  Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (theo mẫu);

–  Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao chứng thực trong 6 tháng);

–  Chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề (bản sao chứng thực);

–  Danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở (theo mẫu);

–  Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở (theo mẫu);

–  Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề. Hồ sơ bao gồm:

+ Sơ yếu lý lịch tự thuật;

+ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (còn thời hạn);

+ Hợp đồng lao động và bằng cấp liên quan của các nhân viên.

–  Tài liệu chứng minh cơ sở đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hợp đồng thuê (nếu thuê) địa điểm đặt trụ sở, giấy tờ đăng ký xe, các biên lai, chứng từ về việc mua các trang thiết bị cần thiết,…;

–  Hợp đồng với công ty dịch vụ hàng không để vận chuyển người bệnh đối với cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh ra nước ngoài;

–  Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở (trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành).

5. Trình tự, thủ tục Giấy phép cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh

Thẩm quyền: Cơ sở có nhu cầu xin cấp giấy phép hoạt động cấp cứu, hỗ trợ vẩn chuyển người bệnh sau khi chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ như nêu trên thì đến nộp hồ sơ tại Sở Y tế nơi đơn vị đặt trụ sở.

Thời gian giải quyết: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Sở Y tế xem xét thông báo để cơ sở hoàn thiện hồ sơ. Cơ sở yêu cầu có thời hạn 30 ngày để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

-Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thành lập đoàn thẩm định tiến hành thẩm định tại cơ sở xin cấp giấy phép. Thời hạn là 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Phí thẩm định là 4.300.000 VNĐ

Liên hệ Luật sư X để được sử dụng dịch vụ xin cấp giấy phép dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh khi có nhu cầu: 0833.102.102

Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm