Cổ phần là một loại tài sản thuộc sở hữu của cổ đông. Bởi vây, việc thừa kế sẽ được đặt ra cho đối tượng được quyền thừa kế khi cổ đông chết. Vấn đề đặt ra ở đây là, nhận thừa kế cổ phần liệu có trở thành cổ đông của công ty hay không? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ:
- Luật doanh nghiệp năm 2014
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
1. Người nhận thừa kế cổ phần sẽ đương nhiên trở thành cổ đông công ty. Cổ phần chính là phần vốn nhỏ nhất của công ty cổ phần. Khi được đăng ký thành lập và đưa vào hoạt động, Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Bởi vậy mà, cổ phần chính là một loại tài sản thuộc quyền sở hữu của cổ đông. Cổ đông có quyền định đoạt, sử dụng và chiếm hữu cổ phần của mình. Theo quy định của pháp luật dân sự, khi một cá nhân chết đi, tài sản của người trở thành di sản và được phân chia theo di chúc hoặc theo pháp Luật. Bởi vậy, nếu cổ đông chết đi thì số cổ phần mà cổ đông đó nắm giữ sẽ trở thành di sản thừa kế. Được quy định cụ thể tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015:Điều 612. Di sản
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác
Theo đó, cổ phần là một loại di sản thừa kế thuộc tài sản riêng của người chết. Người nhận thừa kế cổ phần sẽ đương nhiên trở thành cổ đông công ty. Căn cứ vào khoản 3 Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định về chuyển nhượng cổ phần như sau:Điều 126. Chuyển nhượng cổ phần
1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển …
3. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty.
4. Trường hợp cổ phần của cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
Như vậy, rõ ràng, nếu cổ đông chết đi, thì người thừa kế hợp pháp của cổ đông sẽ đương nhiên trở thành cổ đông của công ty. Nếu cổ phần của cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự 2. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế là cổ phần Có hai trường hợp nhận thừa kế theo di sản. Đó là nhận thừa kế theo di chúc hoặc nhận thừa kế theo pháp luật. Thứ nhất, Thừa kế theo di chúc. Những người thừa kế theo di chúc sẽ tiến hành khai nhận di sản. Thứ hai, Thừa kế theo pháp luật. những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết) có quyền thừa kế phần cổ phần theo pháp luật thì tiến hành khai nhận di sản. Hồ sơ người nhận di sản cần phải chuẩn bị Việc khai nhận di sản thừa kế phải tiến hành công chứng/chứng thực. Bởi vậy mà những người thừa kế cần chuẩn bị một số giấy tờ như sau:- Di chúc hợp pháp của người có di sản thừa kế để lại (Đối với trường hợp thừa kế theo di chúc);
- Giấy chứng tử;
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ huyết thống;
- Giấy chứng nhận góp vốn do công ty cấp cho cổ đông khi tiến hành góp vốn vào công ty; sổ đăng ký cổ đông.
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư thừa kế Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102