Công ty cổ phần là gì?

bởi Vudinhha

Có thể nói cụm từ “công ty cổ phần” hết sức phổ biến từ trong phim ảnh cho đến cuộc sống hàng ngày không khó để nghe hoặc nhìn thấy cụm từ này. Vậy loại hình công ty này là gì theo pháp luật Việt Nam ? Hãy cùng LSX tìm hiểu trong bài viết này

Căn cứ:

  • Luật Doanh nghiệp 2014

Nội dung tư vấn

1. Công ty cổ phần là gì ?

Pháp luật Việt Nam, cụ thể là luật Doanh nghiệp 2014 không định nghĩa một cách hàn lâm công ty cổ phần là gì. Thay vào đó họ liệt kê những đặc điểm của loại hình này để từ đó để làm căn cứ quy định những vấn đề khác có liên quan như sau:

Điều 110. Công ty cổ phần.

“1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.

2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.”

Như vậy điều đầu tiên cần khẳng định công ty cổ phần là 1 loại hình doanh nghiệp trong pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên điều cơ bản tạo ra sự khác biệt của loại hình công ty cổ phần với các loại hình doanh nghiệp khác đó là vốn điều lệ được chia nhỏ thành các phần bằng nhau – dưới tên gọi là cổ phần. Nó cũng giống như 1 chiếc bánh được phân chia ra thành các phần bằng nhau, tất cả miếng bánh nhỏ sau khi chia nếu gộp lại sẽ thành một chiếc bánh hoàn chỉnh. Kích cỡ chiếc bánh đó to hay nhỏ không giống nhau ở tất cả các công ty, nó phụ thuộc vào cái gọi là Vốn điều lệ.

2. Cổ đông là gì ?

Thứ hai, cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân và số lượng là từ 03 (ba) trở lên và không giới hạn số lượng. Thế cổ đông là gì ?

Khoản 2 ĐIều 4 Luật Doanh nghiệp 2014  định nghĩa:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

“2. Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.

Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.”

Vậy cổ đông là cá nhân (một người cụ thể) hoặc là tổ chức (tập hợp nhiều người) mà ở đó họ sở hữu một số lượng cổ phần nhất định trong công ty. Cổ đông trong loại hình công ty này là không bị hạn chế số lượng tối đa. Tức là một công ty cổ phần có thể có thể có 5, có 10, có 50 hay thậm chí 500, 5000 cổ đông là điều hoàn toàn có thể xảy ra trên thực tế. Cũng chính từ quy định này và những đặc điểm khác về chế độ tài sản như cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về số vốn đã góp (điểm c Khoản 1 Điều 110); được tự do chuyển nhượng một cách dễ dàng (điểm d khoản 1 Điều 110) mà loại hình công ty này được nhiều người lựa chọn đầu tư. Mặc khác quy mô và sự phổ biến của công ty cổ phần trong nền kinh tế còn bắt nguồn từ việc họ được phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

3. Hình thức huy động vốn:

Nếu so với các loại hình doanh nghiệp khác như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH MTV, công ty TNHH hai thành viên, công ty hợp doanh thì  công ty cổ phần là loại hình dễ huy động vốn nhất.

Công ty cổ phần được phát hành các loại hình sau để huy động vốn bao gồm:

  • Trái phiếu

Điều 127. Phát hành trái phiếu

“1. Công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.”

  • Cổ phần 

Điều 122. Chào bán cổ phần

“1. Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán các cổ phần đó trong quá trình hoạt động để tăng vốn điều lệ.”

Trường hợp này người mua cổ phần sẽ được cấp một chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. với tên gọi là CỔ PHIẾU. Trường hợp cổ phiếu bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng dưới hình thức khác thì cổ đông được công ty cấp lại cổ phiếu theo đề nghị của cổ đông đó. Như vậy giá trị pháp lý của việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được đảm bảo mà không bị ảnh hưởng quyền lợi trong cách tình huống khách quan lẫn chủ quan.

Ngoài 2 cách thức trên thì công ty cổ phần cũng được huy động vốn bằng các hình thức khác giống như các loại hình doanh nghiệp kia như tín dụng từ Ngân hàng, từ số vốn góp lúc ban đầu thành lập doanh nghiệp. 

Hy vọng bài viết hữu ích cho các bạn.

Tham khảo thêm các bài viết có liên quan:

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm