Bạn có dự định start-up cùng với những người cùng chí hướng? Bạn chưa biết nên chọn loại hình kinh doanh nào phù hợp? Công ty cổ phần thì sao? Hãy theo dõi bài viết của Lsx dưới đây để biết tại sao nên chọn thành lập công công ty cổ phần.
Căn cứ pháp luật.
- Luật doanh nghiệp 2020.
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
- Các văn bản pháp luật khác có liên quan
Nội dung tư vấn.
Chọn hộ kinh doanh hay công ty.
Trước hết, bạn nên quyết định xem minh nên lập công ty hay hộ kinh doanh. bạn có thể tham khảo bài viết sau của LSX để rõ hơn về vấn đề này:
Nếu bạn có nhiều thành viên, cùng chung nhau góp vốn và có ý định mở rộng kinh doanh sau này thì công ty rõ ràng là một lựa chọn hợp lý hơn cho bạn trong trường hợp này.
Tại sao nên chọn công ty cổ phần.
Tiêu chí số lượng thành viên.
Đầu tiên, cần dựa vào số lượng thành viên dự kiến đăng ký kinh doanh để xác định mô hình doanh nghiệp phù hợp, cụ thể:
- Doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên: Doanh nghiệp chỉ có một thành viên duy nhất
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh: Doanh nghiệp có 2 thành viên
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh hoặc công ty cổ phần: Doanh nghiệp có từ 3 thành viên trở lên
Đó là bởi pháp luật quy định công ty cổ phần bắt buộc phải có từ 3 thành viên trở lên tham gia thành lập, được gọi là các cổ đông sáng lập của công ty.”Một cây làm chẳng lên non; Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Công ty cổ phần là một trong các loại hình doanh nghiệp cho phép bạn tập trung nhiều người cùng bắt tay nhau, góp vốn để kinh doanh. Điều này giúp tăng cường tiềm lực tài chính, nguồn nhân sự của công ty, tạo lợi thể khi sản xuất, kinh doanh trên thị trường. Đây là điểm ưu việt hơn của công ty cổ phần so với doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên. Hơn nữa, công ty TNHH 2 thành viên trở lên bị giới hạn về số lượng thành viên tối đa (không quá 50 người) nên công ty cổ phần lại càng ưu việt hơn nữa.
Bài viết xem thêm.
Thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Công ty chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn.
Theo quy định của pháp luật, công ty cổ phần có trách nhiệm hữu hạn. Trách nhiệm hữu hạn là trách nhiệm chỉ giới hạn ở số tiền mà các thành viên đóng góp vào công ty, kể cả trường hợp nó bị phá sản. Ví dụ: A, B, C góp vốn 100 triệu vào công ty cổ phần D, là một công ty có trách nhiệm hữu hạn theo quy định pháp luật. Không may công ty D làm ăn thua lỗ, phá sản, mắc nợ số tiền lên đến 1 tỷ đồng. Lúc này A, B, C chỉ phải chịu trách nhiệm trả nợ số tiền 300 triệu chia đều cho mỗi người là 100 triệu như số vốn góp, bởi D là công ty có trách nhiệm hữu hạn. Phần còn thiếu sẽ bị xem là rủi ro khi đầu tư đối với các chủ nợ của công ty D.Khác với doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải mang trách nhiệm tài sản vô hạn, tức là nếu công ty thua lỗ thì họ phải tự bỏ tiền túi ra bù vào, các cổ đông của công ty cổ phần hoàn toàn có thể yên tâm là mình sẽ không mất thêm bất cứ xu nào ngoài khoản vốn đã góp đủ theo đúng quy định của pháp luật. Đây là một sự bảo đảm rất tốt cho các cổ đồng, và là một lý do quan trọng để bạn lựa chọn mô hình công ty cổ phần.
Khả năng huy động vốn.
Số lượng thành viên nhiều, công ty mang trách nhiệm hữu hạn là đặc điểm không chỉ công ty cổ phần mà cả công ty TNHH 2 thành viên trở lên cũng có. Tuy nhiên, công ty cổ phần có một đặc điểm, cũng là lợi thế độc nhất vô nhị, đó là có quyền chào bán, phát hành cổ phiếu hay có thể gọi là “lên sàn” (chứng khoán). ĐIều này giúp công ty cổ phần dễ dàng trong việc huy động vốn, thu hút nhiều nhà đầu tư có tiềm lực đóng góp để xây dựng công ty, giúp công ty có khả năng tài chính vững mạnh, cộng với nhiều cá nhân có kiến thức, kinh nghiệm để hỗ trợ trực tiếp cho công ty.Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc về vấn đề chào bán cổ phần, bởi đây cũng là một con dao hai lưỡi. Việc công ty phát hành cổ phiếu có thể thu hút nhiều nhà đầu tư bên ngoài, nhưng cũng đồng thời làm giảm trực tiếp quyền hành kiểm soát, quản lý công ty của chính bản thân bạn, thậm chí có những trường hợp nhà sáng lập đã bị “đá đít” khỏi chính công ty của mình. Tất nhiên,có đi đến được quá trình này hay không là cả một con đường dài đối với những người chuẩn bị khởi nghiệp và vẫn đang phân vân về loại hình công ty, nên cũng đừng lo lắng quá nhé.Trên đây là những lý do cụ thể tại sao bạn nên lựa chọn thành lập công ty cổ phần. nếu còn thắc mắc gì, bạn có thể liên hệ ngay cho LSX để được hỗ trợ nhé.Chúng tôi xây dựng hệ thông bài viết chi tiết nhất, các bạn hãy tham khảo để biết thêm chi tiết nhé:
- Thủ tục thành lập hộ kinh doanh
- Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên
- Thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Thủ tục thành lập công ty cổ phần
- Thủ tục thành lập công ty hợp danh
- Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
Hi vọng bài viết hữu ích với các bạn!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp.
Theo quy định luật doanh nghiệp 2020, đối với hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Căn cứ điều 17 luật doanh nghiệp 2020 thì không cho phép viên chức thành lập công ty cổ phần. Tuy nhiên giảng viên vẫn có thể thành lập công ty cổ phần thông qua người đại diện đứng tên sở hữu công ty.
Thủ tục thành lập công ty cổ phần sẽ bao gồm 4 bước.
Bạn có thể tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn các bước thành lập công ty cổ phần: Thủ tục thành lập công ty cổ phần
Hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm:
– Giấy đề nghị thành lập (loại hình Công ty cổ phần);
– Điều lệ Công ty Cổ phần;
– Giấy tờ chứng thực cá nhân của cổ động là cá nhân: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu .v.v.
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật.
– Giấy tờ đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập…đối với cổ đông là pháp nhân.
– Danh sách cổ đông sáng lập công ty.
– Văn bản ủy quyền: Nếu bạn không trực tiếp thực hiện thủ tục này mà nhờ người khác thì bạn sẽ cần thêm văn bản này