Những vụ đánh ghen, dằn mặt có lẽ đã không còn quá xa lạ trong đời sống thường ngày. Đặc biệt, sự xuất hiện của mạng xã hội; khiến cho những vụ việc này được tiếp cận đến nhiều đối tượng hơn nữa. Đối với những vụ việc như vậy; chê trách cũng nhiều; những ý kiến trái chiều cũng không ít. Người chê bai người chồng bạc tình bạc nghĩa, chán cơm thèm phở; kẻ lại nói người vợ sao phải khổ như vậy? Vậy “tiểu tam” phá hoại gia đình người khác có bị phạt không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
“Mới đây, nhiều clip được lan truyền trên mạng xã hội về một vụ đánh ghen xảy ra tại Hồ Tây. Trong đoạn clip, một người đàn ông và một người phụ nữ được cho là tiểu tam ngồi trên xe ô tô; người chồng ra sức che chắn cho tiểu tam trước những đòn đánh đầy phẫn nộ của người vợ. Đó cũng chính là điều khiến nhiều người tranh cãi. Bởi khi người chồng đã bảo vệ người thứ ba như vậy; có lẽ người đau nhất chính là người vợ. Ba người sau đó đã được đưa về cơ quan công an để giải quyết.”
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Thế nào là “phá hoại gia đình người khác”?
Phá hoại gia đình người khác hiện không có một định nghĩa chính xác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, “phá hoạt gia đình người khác” thường được hiểu là hành vi chen chân vào một mối quan hệ hôn nhân giữa hai người đã đăng ký kết hôn. Hành vi này thường kèm theo hành vi phá hoại, chia rẽ tình cảm vợ chồng; uy hiếp, đe dọa người vợ; ép người vợ phải ly hôn;… Nhiều trường hợp, việc phá hoại còn kèm theo những bức hình “nóng” như một cách khủng bố tinh thần.
Thế nào là “tiểu tam”?
Tiểu tam là một từ bắt nguồn từ Trung Quốc; được sử dụng để chỉ người thứ 3 trong một mối quan hệ giữa hai người. Hiện nay, từ “tiểu tam”, “trà xanh” thường được dùng để chi người phá hoại một mối quan hệ hai người của người khác. Tuy nhiên, thực tế, “trà xanh” được hiểu là những người phụ nữ bên trong tâm cơ; nhưng luôn tạo cho mình một vỏ bọc ngây thơ, thuần khiết.
Xử lý hành chính đối với hành vi phá hoại gia đình người khác
Theo quy định tại nghị định 82/2020/NĐ-CP; hành vi phá hoại gia đình người khác có thể đối mặt với những mức phạt sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp: chưa có vợ; hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có vợ; hoặc đang có chồng.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp người thứ 3 có hành vi sử dụng hình ảnh, tin nhắn; ép buộc người vợ hoặc người chồng của người mà mình đang có hành vi ngoại tình cùng ly hôn.
Xử lý hình sự đối với hành vi phá hoại gia đình người khác
Hành vi phá hoại gia đình người khác không bị xử lý hình sự. Việc xử lý hình sự đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng thường được đặt ra với người đang tham gia quan hệ hôn nhân đó.
Khó khăn trong việc xử lý hành vi phá hoại gia đình người khác
Quy định đặt ra là như vậy; nhưng có thể thấy; những quy định này hiện chưa thể được thực thi trên thực tế bởi nhiều lý do:
Thứ nhất, những vụ việc liên quan đến ngoại tình thường dẫn đến 02 trường hợp: người đang có hành vi ngoại tình chủ động chấm dứt; hoặc ly hôn và hai người đang có hành vi ngoại tình đến với nhau bằng hôn nhân hợp pháp. Có thể thấy, dù như thế nào; việc lựa chọn đưa vụ việc ra ngoài pháp luật là rất ít. Bởi việc này không chỉ ảnh hưởng đến danh dự của người ngoại tình mà còn ảnh hưởng đến người vợ hoặc người chồng của người đó. Quan niệm của người Việt Nam lại là phải đến mức không thể còn cách nào giải quyết mới nhờ đến pháp luật.
Thứ hai, khi phát hiện người vợ hoặc người chồng của mình ngoại tình; thường không còn khả năng suy nghĩ một cách cẩn thận. Những vụ đánh ghen từ đó xảy ra mà người bị phạt thường là người vợ hoặc người chồng của người có hành vi ngoại tình do cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Thứ ba, chứng cứ để chứng minh cho hành vi này thường rất ít. Khó có thể được sử dụng để chứng minh.
Vậy nên, cho đến thời điểm hiện tại; hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình của người khác gần như không bị xử lý theo pháp luật.
Giải quyết tình huống
Xét thấy hành vi đánh ghen của người vợ; đó được coi là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại về sức khỏe cho người khác. Và do hành vi phá hoại gia đình người khác chưa được coi là vi phạm pháp luật nên việc cố ý gây thương tích không được coi là cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Nhiều thông tin cho biết, người vợ đã bị phạt vì hành vi đánh người. Còn người chồng và “tiểu tam” lại không bị xử lý về bất kỳ hành vi nào cả.
Có thể bạn quan tâm:
- Nguyên tắc đánh ghen đúng luật, làm sao để đánh ghen đúng?
- Người đánh ghen có bị xử phạt không?
- Đánh ghen “con giáp thứ 13” có phạm luật?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Tiểu tam phá hoại gia đình người khác có bị phạt không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Người vợ nếu có hành vi đánh “con giáp thứ 13” có thể bị xử phạt hành chính và hình sự nếu hành vi cố ý gây thương tích để lại thương tích lớn hoặc gây thiệt hại.
Người vợ nếu có hành vi đánh ghen có thể bị xử phạt tối đa 20 năm tù.
Việc xử phạt đối với người phá hoại gia đình người khác được đặt ra nếu người đó biết rõ người mà mình đang có quan hệ tình cảm là người đã có vợ hoặc đã có chồng. Vậy nên, người thứ 3 nếu không biết người mà mình đang có quan hệ tình cảm là người đã có gia đình thì sẽ không bị xử phạt; kể cả hành chính hay hình sự.