“Xin chào luật sư. Hôm trước do say xỉn em trai tôi đã lái xe và gây tai nạn. Vì hoảng sợ nên em trai tôi đã bỏ chạy mà không dừng lại cứu giúp người bị nạn. Vậy trong trường hợp này em trai tôi có được coi là bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hay không? Theo quy định hiện nay, tình tiết bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm có làm tăng trách nhiệm hình sự không? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Pháp luật có cho phép người gây tai nạn giao thông bỏ trốn khỏi hiện trường không?
Khoản 17 Điều 8 Luật giao thông đường bộ quy định về các hành vi bị nghiêm cấm cũng nêu rõ rằng việc bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là một hành vi bị ngăn cấm. Cần chú ý rằng “bỏ trốn để trốn tránh trách nhiệm” khác với “bỏ trốn để tự vệ”. Điều này có nghĩa rằng bỏ trốn nhưng sau đó đến cơ quan công an trình báo khi đã bình tĩnh hơn là hành vi được phép.
Điều 38 Luật Giao thông đường bộ quy định về việc bỏ trốn khỏi hiện trường tai nạn. Cụ thể như sau:
Người điều khiển phương tiện gây ra tai nạn và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm như sau:
- Dừng ngay phương tiện (Nếu bỏ chạy cùng phương tiện gây tai nạn thì hiển nhiên vi phạm pháp luật); giữ nguyên hiện trường (nghiêm cấm hành vi tạo dựng hiện trường giả); cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu (có mặt khi có lệnh triệu tập).
- Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương (chỉ cần bị thương thì người gây ra tai nạn có quyền rời hiện trường) phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất.
- Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, pháp luật không cấm người gây tai nạn bỏ trốn khỏi hiện trường. Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn chỉ được rời khỏi hiện trường khi người này bị thương phải đi cấp cứu, đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc có lý do đe dọa đến tính mạng.
Tình tiết bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm có làm tăng trách nhiệm hình sự không?
Trường hợp người gây ra tai nạn giao thông rời khỏi hiện trường nhằm trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn là tình tiết định khung tăng nặng theo Khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự hiện hành.
Người gây tai nạn giao thông phải ở lại nơi xảy ra tai nạn đến khi người của cơ quan công an đến, trừ 3 trường hợp người gây tai nạn được quyền rời khỏi hiện trường mà không phải chịu trách nhiệm pháp lý, cụ thể:
- Người điều khiển phương tiện bị thương phải đưa đi cấp cứu
- Tài xế phải đưa người bị nạn đi cấp cứu;
- Vì lý do bị đe dọa đến tính mạng.
Pháp luật cho phép người gây ra giao thông được tránh khỏi hiện trường để đảm bảo tính mạng khi có hành vi đe dọa đến tính mạng của bạn (như là người nhà nạn nhân, người xung quanh vây đánh…) Nhưng việc rời khỏi chỉ là tạm thời mà không phải chịu trách nhiệm pháp lý nhưng sau đó phải đến trình báo với cơ quan công an nơi gần nhất.
Tài xế gây tai nạn rồi bỏ trốn sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP và cập nhật mới nhất tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP (sửa đổi ngày 28.12.2021), quy định về mức xử phạt đối với hành vi điều khiển phương tiện gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
Với hành vi gây tai nạn rồi bỏ trốn, người vi phạm có thể bị phạt hành chính từ 16 – 18 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 5 – 7 tháng.
Chủ xe gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn khỏi hiện trường có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 72 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017 với khung hình phạt tù từ 3 – 10 năm. Ngoài ra, Điều 585, Điều 590 và Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người điều khiển xe gây tai nạn không dừng lại phải bồi thường thiệt hại về tài sản, sức khỏe và tính mạng cho người bị tai nạn.
Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông có bị phạt không?
Điều 132 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Cụ thể như sau:
– Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
- Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
– Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Căn cứ theo quy định nêu trên, người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Có thể bạn quan tâm
- Xe gây tai nạn chết người bị giữ bao nhiêu ngày?
- Gây tai nạn chết người nhưng không bị khởi tố khi nào?
- Tai nạn giao thông vô ý làm chết người bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tình tiết bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm có làm tăng TNHS không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin hợp pháp hóa lãnh sự; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ bao gồm:
– Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.
– Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm.
– Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm.
Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
– Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
– Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
Trong trường hợp của bạn bạn đi ô tô gây tai nạn và không dừng lại ở hiện trường thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 đến 07 tháng.