Việc xác định tuổi của bị can, bị cáo và bị hại trong vụ án hình sự là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với người dưới 18 tuổi. Họ có đặc điểm thể chất cũng như tâm sinh lý chưa phát triển đầy đủ. Thế nên đây là đối tượng đặc biệt và cần có những quy định riêng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. Vậy cách tính tuổi người dưới 18 tuổi trong vụ án hình sự như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết của Luật sư X về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH.
Nội dung tư vấn
Tính tuổi người dưới 18 tuổi trong vụ án hình sự nhằm mục đích gì?
Việc xác định tuổi người bị buộc tội và người bị hại trong vụ án hình sự là điều vô cùng cần thiết. Việc xác định tuổi nhằm các mục đích sau đây:
- Thể hiện quan điểm của Nhà nước về xử lý tội phạm, đặc biệt là người chưa thành niên;
- Làm cơ sở để xác định có chịu trách nhiệm hình sự hay không;
- Làm cơ sở để định tội;
- Làm cơ sở để xác định khung hình phạt;
- Làm cơ sở để xác định tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự;
- Giúp quá trình điều tra, khởi tố vụ án hình sự nhanh chóng hơn;
- Tránh tình trạng xử oan hoặc bỏ lọt tội phạm;
- Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự dưới 18 tuổi khi tham gia các hoạt động tố tụng hình sự.
Thời điểm tính tuổi người dưới 18 tuổi trong vụ án hình sự
Thời điểm tính tuổi đối với bị can, bị cáo và bị hại được xác định ngay khi thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp hành vi phạm tội kéo dài thì tính tuổi tại thời điểm thực hiện hành vi cuối cùng.
Cách tính tuổi người dưới 18 tuổi trong vụ án hình sự
Điều 417 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện. Việc xác định này cần tuân theo quy định của pháp luật. Cụ thể được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự và Thông tư liên tịch 06/2018. Các quy định này thể hiện rõ việc xác định tuổi phải được kết luận theo hướng có lợi nhất cho người bị buộc tội và người bị hại là người dưới 18 tuổi.
Giấy tờ, tài liệu cần thiết cho việc tính tuổi người dưới 18 tuổi
Điều 6 Thông tư liên tịch 06/2018 quy định việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi sẽ căn cứ vào một trong các giấy tờ, tài liệu sau:
- Giấy chứng sinh;
- Giấy khai sinh;
- Chứng minh nhân dân;
- Thẻ căn cước công dân;
- Sổ hộ khẩu;
- Hộ chiếu.
Nếu không có các giấy tờ, tài liệu nêu trên hoặc có sự mâu thuẫn, không rõ ràng thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiến hành phối hợp với các chủ thể sau:
- Gia đình, người đại diện hoặc người thân thích;
- Nhà trường;
- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
- Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động.
Khi đó, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ tiến hành tìm các giấy tờ, tài liệu khác có giá trị chứng minh. Nếu các giấy tờ, tài liệu có sự mâu thuẫn thì sẽ tiến hành thủ tục hỏi, lấy lời khai để xác minh làm rõ sự mâu thuẫn, không rõ ràng đó.
Cách tính tuổi người dưới 18 tuổi trong các trường hợp cụ thể
Khi đã tiến hành xác định tuổi bằng các biện pháp hợp pháp nhưng vẫn không xác định được cụ thể thì khi đó, việc tính tuổi của người dưới 18 tuổi được thực hiện trong từng trường hợp cụ thể như sau:
Trường hợp 1: chỉ xác định được tháng nhưng không xác định được ngày cụ thể. Khi đó sẽ lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh cho người dưới 18 tuổi.
Trường hợp 2: chỉ xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng cụ thể. Khi đó sẽ lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh cho người dưới 18 tuổi.
Trường hợp 3: chỉ xác định được nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm nhưng không xác định được ngày, tháng cụ thể. Khi đó sẽ lấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 tương ứng của năm đó làm ngày, tháng sinh cho người dưới 18 tuổi.
Trường hợp 4: chỉ xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng cụ thể. Khi đó sẽ lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày, tháng sinh cho người dưới 18 tuổi.
Trường hợp 5: không xác định được năm sinh. Khi đó cần phải tiến hành giám định để xác định tuổi cho người dưới 18 tuổi. Nếu kết quả giám định tuổi chỉ xác định được khoảng độ tuổi của người bị buộc tội, người bị hại thì sẽ lấy tuổi thấp nhất trong khoảng độ tuổi đã xác định được để xác định tuổi của họ.
Có thể bạn quan tâm:
- Căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam với người dưới 18 tuổi phạm tội?
- Các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi
- Những biện pháp phi hình phạt áp dụng người dưới 18 tuổi
Liên hệ Luật sư
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Cách tính tuổi người dưới 18 tuổi trong vụ án hình sự như thế nào?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Điều 6 Thông tư liên tịch 06/2018 quy định việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi sẽ căn cứ vào một trong các giấy tờ, tài liệu sau: Giấy chứng sinh; Giấy khai sinh; Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Sổ hộ khẩu; Hộ chiếu.
Nếu không xác định được năm sinh thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi cho người dưới 18 tuổi.
Lấy ngày 31 tháng 12 và năm sinh đã biết làm ngày, tháng, năm sinh cho người dưới 18 tuổi trong vụ án hình sự.