Trước kia trong thời đại phong kiến, những tên tội phạm mắc trọng tội thường bị xử phạt nghiêm minh bằng cách chém đầu thị chúng. Hình phạt này mang nhiều tính răn đe, giao dục với số đông dân chúng để những người khác không giám mắc những tội như người tử tù nữa. Ngày nay, với sự tiến bộ của xã hội thì những hình phạt man dợ đó đã không còn nữa. Thay vào đó, để giáo dục và phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân thì nhà nước ta sử dụng những phiên tòa xét xử lưu động. Vậy việc tòa lưu động là thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Căn cứ:
- Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Nội dung tư vấn:
1, Phiên tòa lưu động là gì?
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 được ban hành trong đó có quy định một trong những nguyên tắc trong công tác xét xử các vụ án hình sự đó là đảm bảo được tính công khai, mọi người dân đều có quyền tham dự phiên tòa. Chỉ ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.
Thực thi theo đúng tinh thần của Bộ luật tố tụng hình sự và Nghị quyết số 37/2012/QH13 chỉ đạo về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống tội phạm, ngành tòa án đã triền khai nhiều phiên tòa xét xử lưu động. Những phiên tòa lưu động có sự tham gia của hàng trăm, hàng ngàn người dân. Hoạt động xét xử lưu động vụ án hình sự được định nghĩa đó là việc tổ chức phiên toà công khai để xét xử bị cáo trong vụ án hình sự tại một địa điểm khác ngoài trụ sở của Tòa án.
Các phiên tòa xét xử lưu động thường được tổ chức ở địa phương nơi tội phạm được diễn ra. Địa điểm tổ chức các phiên tòa thường được bố trí tại những nơi rộng rãi, đảm bảo điều kiện diễn ra các phiên tòa, tiêu biểu là các nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng,…. Đặc biệt với những vụ án gây bức xúc và nhận được nhiều sự quan tâm của người dân thì thường được bố trí tại những quảng trường, sân vận động đủ sức chứa hàng trăm, ngàn người. Các phiên xét xử lưu động cũng thường được tổ chức chủ yếu tại những địa phương vùng sâu, vùng xa những nơi có tình hình tội phạm diễn biến phức tạp và kiến thức về pháp luật của người dân chưa được cao.
Mục đích của các phiên tòa lưu động này nhằm mục đích giáo dục và phòng, chống các loại tội phạm. Thông qua các phiên tòa lưu động sẽ truyền tải và phổ biến những kiến thức pháp luật tới cho người dân tại địa phương. Đồng thời, răn đe, phòng ngừa những người manh nha có ý định thực hiện hành vi phạm tội.
2. Những ý kiến trái chiều về những phiên tòa lưu động
Trong quá trình triển khai hoạt động xét xử lưu động, ngành tòa án với mong muốn giáo dục, tác động trực tiếp vào bị cáo bị xét xử. Làm cho bị cáo nhận thức rõ hơn về tính nguy hiểm trong hành vi của mình, tác động trực tiếp vào ý thức, mong muốn bị cáo nhận ra lỗi lầm, quyết tâm sửa chữa sai lầm, để bị cáo ý thức được sự trừng phạt của pháp luật, sự lên án của dư luận khi trực tiếp chứng kiến phiên tòa, đối diện với sự xấu hổ mà phát huy tính chủ động về lòng tự trọng, ý thức tuân thủ pháp luật…từ đó loại trừ đi ý định “tái phạm tội” trong tương lai.
Bên cạnh đó, tác động vào những người tham gia, người theo dõi phiên tòa hay các công dân khác nói chung. Thông qua hoạt động này thực hiện việc tuyên truyền pháp luật, răn đe với các đối tượng có ý định phạm tội, khiến họ ý thức được sự trừng trị của pháp luật, loại trừ các tư tưởng manh nha vi phạm pháp luật, hiểu biết được nội dung của tội phạm, kiềm chế các nhu cầu lệch chuẩn. Thêm vào đó, việc xét xử lưu động cũng là cơ hội tốt để người dân tiếp cận dễ dàng, hiểu rõ hơn về thủ đoạn phạm tội, nguyên nhân phát sinh tội phạm từ đó tự xây dựng cho mình ý thức phòng ngừa trở thành nạn nhân của tội phạm cũng như hình thành các kĩ năng khác trong phòng, chống tội phạm.
Tuy vậy, hiện nay xuất hiện rất nhiều ý kiến phản đổi và đề nghị dừng hoạt động xét xử lưu động, điển hình đó là ý kiến của người đứng đầu ngành tòa án là Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình. Khi cho rằng đối với người phạm tội, phiên tòa lưu động thực tế lại mang lại những tác động tâm lý tiêu cực đối với bị cáo vì bị sự soi xét, đàm tiếu, dè bỉu từ số đông người dân theo dõi phiên tòa. Đồng thời những người thân của bị cáo cũng có thể bị ảnh hưởng. Điều này có phần đi ngược lại với tinh thần của Hiến pháp về quyền con người và nguyên tắc suy đoán vô tội của pháp luật hình sự.
Bên cạnh đó, cũng có những ý kiên trái chiều cho rằng, những thẩm phán trong hội đồng xét xử lưu động sẽ ít nhiều bị tác động của hiệu ứng đám đông, không có sự khách quan trong việc xem xét, đánh giá tình tiết của hành vi phạm tội. Từ đó có thể đưa ra những quyết định cảm tính làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bị cáo.
Như vậy, vì còn nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí từ chính những người đứng đầu của ngành tòa án về hoạt động xét xử lưu động. Thiết nghĩ, những cá nhân, tổ chức có thẩm quyền phải sớm xem xét đưa ra những biện pháp nhằm cải thiện, khắc phục những bất cập trong hoạt động xét xử lưu động. Hoặc thực hiện theo đề nghị của Chánh án Trương Hòa Bình tại phiên họp quốc hội về việc dừng việc triển khai các phiên tòa xét xử lưu động.
Hy vọng những thông tin trên đem lại những kiến thức bổ ích cho các bác.
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Câu hỏi thường gặp
Đối với phiên tòa xét xử lưu động, thành phần Hội đồng xét xử giống như phiên tòa xét xử thông thường. Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
Hiện nay chưa có quy định pháp luật cụ thể đưa ra các trường hợp phải xét xử lưu động; Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án không thể quyết định áp dụng xét xử vụ án hình sự lưu động. Trên thực tế các vụ án hình sự liên quan đến an ninh trật tự, an toàn xã hội gây bức xúc, phẫn nộ trong dư luận như giết người, cướp tài sản, mua bán trái phép chất ma túy… sẽ được đưa ra xét xử lưu động.
– Phiên tòa xét xử lưu động khiến bí mật thông tin cá nhân của bị cáo không được bảo mật; bị cáo chịu áp lực, xấu hổ,… như vậy rất khó tái hòa nhập cộng đồng.
– Đồng thời tạo áp lực cho Hội đồng xét xử khiến cho phán quyết của Tòa án chịu tác động nhất định
– Hoạt động xét xử lưu động tốn kém chi phí, mất nhiều thời gian, công sức, việc đảm bảo an ninh trật tự gặp nhiều khó khăn… nguy cơ mất an toàn cao.