Tội chống người thi hành công vụ bị xử phạt như thế nào?

bởi PhuongMai
Tội chống người thi hành công vụ bị xử phạt như thế nào?

Việc chống người thi hành công vụ xảy ra rất nhiều trên thực tế. Với nguyên do xảy ra đều do sự mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa người dân và người thi hành công vụ. Hay nói cách khác là sự mâu thuẫn giữa lợi ích của người dân và quy định của pháp luật; chủ trương, chính sách của Nhà nước. Việc mâu thuẫn xảy ra là tất yếu và không thể bỏ qua. Tuy nhiên, việc chống người thi hành công vụ trong nhiều trường hợp có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Vậy tội chống người thi hành công vụ bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)

Định nghĩa người thi hành công vụ

Thi hành công vụ là việc người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án.

Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.

Thế nào là chống người thi hành công vụ?

Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Tội chống người thi hành công vụ bị xử phạt như thế nào?

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực; hoặc thủ đoạn khác cản trợ người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ; hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: có tổ chức, phạm tội 02 lần trở lên; xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên; tái phạm nguy hiểm.

Cấu thành tội phạm cơ bản tội chống người thi hành công vụ

Hành vi khách quan của tội chống người thi hành công vụ

Hành vi khách quan của tội chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực và ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật. Trong đó, có thể lý giải các hành vi như sau:

Thứ nhất, hành vi dùng vũ lực. Hành vi dùng vũ lực là hành vi dùng sức mạnh thể chất; có hoặc không sử dụng công cụ, phương tiện tác động đến thân thể người khác làm người này không thể hoặc không dám kháng cự chống lại ý muốn và việc làm của mình. Hành vi dùng vũ lực có thể làm người bị tấn công không thể kháng cự lại được. Từ đó thực hiện các hành vi phạm tội khác. Chính vì vậy, hành vi dùng vũ lực là hành vi nằm trong cấu thành tội phạm cơ bản của rất nhiều tội phạm khác: tội giết người, tội hiếp dâm, tội cướp tài sản,…

Thứ hai, hành vi đe dọa dùng vũ lực. Tương tự với hành vi dùng vũ lực; nhưng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực thì thì việc dùng sức mạnh thể chất chưa xảy ra.

Thứ ba, hành vi ép buộc. Hành vi ép buộc có thể là hành vi thông qua lời nói, cử chỉ,… tác động lên tinh thần hoặc thể chất của người đó; để khiến họ làm theo ý mình.

Hậu quả của tội chống người thi hành công vụ

Có thể thấy rõ, hậu quả của hành vi chống người thi hành công vụ bao gồm 02 hậu quả:

Thứ nhất, công vụ đang cần được thi hành bị cản trở.

Thứ hai, người thi hành công vụ bị buộc thực hiện hành vi trái pháp luật.

Cấu thành tội phạm tăng nặng tội chống người thi hành công vụ

Theo quy định tại khoản 2 Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; cấu thành tội phạm tăng nặng của tội chống người thi hành công vụ gồm: có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên; tái phạm nguy hiểm.

Thứ nhất, có tổ chức. Đây là cấu thành thường xuyên bị nhầm với nhiều người thực hiện hành vi vi phạm. Việc có tổ chức thể hiện ở việc nhiều người cùng tham gia; có lên kế hoạch và phân công công việc rõ ràng.

Thứ hai, phạm tội 02 lần trở lên. Là trường hợp phạm tội nhiều lần.

Thứ ba, xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

Thứ tư, gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên.

Thứ năm, tái phạm nguy hiểm. Theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; tái phạm nguy hiểm bao gồm 02 trường hợp:

  • Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.
  • Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

Phân biệt tội chống người thi hành công vụ với tội cố ý gây thương tích cấu thành tội phạm tăng nặng đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân

Có thể thấy, tuy hai tội này tương tự giống nhau. Khác biệt duy nhất của hai tội này chính là hậu quả sau cùng của hành vi chống người thi hành công vụ. Theo đó, tội chống người thi hành công vụ sẽ dẫn đến hậu quả là công vụ sau đó không được thực hiện. Còn tội cố ý gây thương tích tình tiết tăng nặng đối với người công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân sẽ dẫn đến hậu quả sau cùng là người thi hành công vụ bị xâm phạm đến sức khỏe hoặc tính mạng.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Tội chống người thi hành công vụ bị xử phạt như thế nào?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Mục đích của tội chống người thi hành công vụ và tội cố ý gây thương tích cấu thành tội phạm tăng nặng đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân có khác nhau không?

Mục đích của hai tội này đều nhằm khiến công vụ không thể thực hiện được. Vậy nên, có thể khẳng định; mục đích của tội chống người thi hành công vụ và tội cố ý gây thương tích cấu thành tội phạm tăng nặng đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân là không có sự khác biệt.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm