Tội chống phá nhà nước bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

bởi letrang19012000
Tội chống phá nhà nước bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Ngày 16/12/2021, TAND tỉnh Nam Định mở phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Đỗ Nam Trung về tội chống phá nhà nước. Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Nam Định, từ năm 2016 đến nay Đỗ Nam Trung đã đăng tải 06 video có nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam; phỉ báng chính quyền nhân dân, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

Hành vi nêu trên của Đỗ Nam Trung là nghe theo lời kêu gọi, xúi giục của các tổ chức phản động, thế lực thù địch và đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc. Mục đích là nhằm tạo ra sự bất ổn về chính trị tại Việt Nam, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, làm giảm lòng tin của Nhân dân với chính quyền. Bài viết dưới đây Luật sư X sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về Tội chống phá nhà nước.

Cơ sở pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Nội dung

Tội chống phá nhà nước là gì?

Tội chống phá nhà nước là cách gọi tắt của tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu; vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đã được quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu; vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu; vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;

c) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý.

2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Khách thể của tội

Khách thể của tội phạm này là xâm phạm đến hoạt động quản lý, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam, chính quyền nhân dân, uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Xâm phạm  lợi ích quốc gia, dân tộc, sự ổn định về chính trị tại Việt Nam, đoàn kết dân tộc, lòng tin của nhân dân đối với chính quyền.

Chủ thể của tội chống nhà nước

Chủ thể của tội phạm là bất kỳ người nào thực hiện hành vi được Bộ luật Hình sự quy định và đòi hỏi có hai dấu hiệu. Đó là dấu hiệu về năng lực trách nhiệm hình sự và dấu hiệu về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Mặt khách quan của tội chống phá nhà nước

Hành vi khách quan của tội chống nhà nước là các hành vi sau:

– Hành vi làm ra, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu; vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

– Hành vi làm ra, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu; vật phẩm có nội dung bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân.

– Hành vi làm ra, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu; vật phẩm gây chiến tranh tâm lý.

Mặt chủ quan của tội chống phá nhà nước

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.

Mục đích phạm tội này là mục đích chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Hình phạt

Điều luật quy định 02 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt cho chuẩn bị phạm tội.

  • Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
  • Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 10 năm đến 20 năm cho trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Khung hình phạt cho chuẩn bị phạm tội có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Dựa trên các cấu thành tội phạm, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 16/12/2021; TAND tỉnh Nam Định mở phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Đỗ Nam Trung về tội chống nhà nước. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Đỗ Nam Trung 10 năm tù giam. Đồng thời hình phạt bổ sung là 04 năm quản chế sau khi mãn hạn tù về tội “Làm, tàng trữ, phát tán; hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; theo điểm a, khoản 1, Điều 117 của Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Như vậy, làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tội phạm nguy hiểm. Do vậy công dân cần tố giác tội phạm để bảo vệ đất nước khỏi thế lực thù địch.

Thông tin liên hệ

Trên đây là phân tích của Luật sư X về Tội chống phá nhà nước.

Để giải đáp thắc mắc, nhận thêm thông tin và nhận thêm sự tư vấn; hoặc dịch vụ pháp lý từ luật sư hãy liên hệ hotline 0833 102 102.

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là chuẩn bị phạm tội chống phá nhà nước?

Là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm.
Ví dụ: Sửa soạn máy in để chuẩn bị in tài liệu truyền tải chống phá nhầ nước.

Tội chống phá nhà nước và Tội phản bội Tổ quốc có giống nhau không?

Tội chống phá nhà nước và Tội phản bội Tổ quốc là hai tội khác nhau.
Hành vi của Tội phản bội Tổ quốc là Công dân Việt Nam câu kết với nước ngoài. Hành vi của Tội chống phá nhà nước là làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm.
Mục đích của Tội chống phá nhà nước là nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Mục đích của Tội phản bội Tổ quốc là nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước CHXHCN Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh.

Tội chống phá nhà nước và Tội bạo loạn khác nhau như thế nào?

Khác nhau về hành vi: Tội chống phá nhà nước có hành vi là làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm. Tội bạo loạn có hành vi là hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Khác nhau về mục đích: Tội chống phá nhà nước là nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tội bạo loạn là nhằm chống chính quyền nhân dân.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm