Tội dọa giết người có phải đi tù không theo quy định chi tiết

bởi Bảo Nhi
Tội dọa giết người có phải đi tù không quy định chi tiết

Nhiều người cho rằng, việc đe dọa giết người nhưng chưa gây hậu quả gì sẽ không bị pháp luật xử lý. Tuy nhiên, suy nghĩ này là hoàn toàn sai. Chính vì vậy, theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, hành vi đe dọa giết cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự thậm chí người đe dọa còn phải đi tù. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Tội dọa giết người có phải đi tù không” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm về đe dọa giết người

Con người có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Nhà nước bảo đảm bằng các biện pháp sức mạnh của mình. Đây là những quyền cơ bản của công dân Việt Nam. Vì vậy, người xâm phạm tới quyền này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Đây là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng của con người.

Đe dọa giết người là hành vi người phạm tội sử dụng những hành vi hoặc lời nói, hành động để thể hiện cho đối phương biết là sẽ thực hiện hành vi giết người đối với người đó. Hành vi này khiến cho đối phương tin rằng mình sẽ bị giết vào thời gian đó, nếu không thực hiện theo mong muốn của người đe dọa. Đe dọa giết người là một trong những tội danh xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe và danh dự của người khác được pháp luật bảo vệ.

Loại tội phạm của đe dọa giết người

Căn cứ tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về phân loại tội phạm như sau:

“Điều 9. Phân loại tội phạm

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:

1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;

3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;

4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”

Như vậy, căn cứ theo phân loại tội phạm nêu trên thì tội đe dọa giết người là loại tội phạm rất nghiêm trọng vì theo Điều 133 có mức phạt tù cao nhất là 07 năm (không phải tội phạm ít nghiêm trọng).

Tội dọa giết người có phải đi tù không?

Tội dọa giết người có phải đi tù không quy định chi tiết
Tội dọa giết người có phải đi tù không quy định chi tiết

Hiện nay, Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội đe dọa giết người như sau:

“Điều 133. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

Như vậy, việc đe dọa giết người có hẳn một điều luật trong Bộ luật Hình sự quy định. Vì thế, nếu đủ yếu tố cầu thành thì đe dọa giết người cũng có thể bị xử lý hình sự.

Với tội đe dọa giết người, khung hình phạt cao nhất lên đến 07 năm tù giam.

Mức phạt với tội đe dọa giết người

Căn cứ tại Điều 133 Bộ luật Hình sự quy định, người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Khung hình phạt tăng nặng với tội này là phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

– Phạm tội đối với 02 người trở lên;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

– Phạm tội đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

– Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi;

– Phạm tội để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Với các mức phạt trên, Tội đe dọa giết người được xếp vào loại tội phạm nghiêm trọng. Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 thì người bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội đe dọa giết người là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Người dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự với tội này.

Như vậy, người từ 16 tuổi trở lên phạm tội đe dọa giết người có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù đến 07 năm.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tội dọa giết người có phải đi tù không”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, xác nhận tình trạng hôn nhân, đổi tên bố trong giấy khai sinh, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, đổi tên giấy khai sinh, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hạn khai sinh cho con, thủ tục khai nhận di sản thừa kế, thời hạn của hộ chiếu ngoại giao… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Việc thuê người khác giết người phải chịu mức án như thế nào?

Căn cứ Điểm m Khoản 1 Điều 123 BLHS quy định về Tội giết người như sau:
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê.
Như vậy, hành vi thuê giết người hoặc giết người thuê mức án cao nhất có thể áp dụng là tử hình.

Thế nào là giết người vì động cơ đê hèn?

Động cơ đê hèn được hiểu là người phạm tội thực hiện tội phạm với động cơ rất xấu xa, thấp hèn, đáng khinh bỉ, không kể gì đến danh dự, nhân phẩm, tư cách của một con người. Thực tế hiện nay chưa có một văn bản quy định thế nào là phạm tội có tính chất đê hèn mà dựa thực tiễn xét xử.
Để xác định hành vi phạm tội có bị áp dụng tình tiết tăng nặng là “động cơ đê hèn” hay không thì các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ căn cứ vào tổng hợp nhiều yếu tố trên thực tế.

Nhắn tin đe dọa đánh người khác có bị xử lý hình sự không?

Theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự quy định phạt cải tạo hoặc phạt tù với người có hành vi đe dọa giết người và có căn cứ làm cho “người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Do vậy, dù nhắn tin hay đe dọa bằng lời nói trực tiếp nếu có đủ căn cứ chứng minh có thể bị xử lý hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm