Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật hình sự 2015
Nội dung tư vấn
1. Hành vi vứt con là hành vi sai trái
Chẳng cần nói thì ai cũng biết, đây là hành động sai trái về cả đạo đức và vấn đề pháp luật. Theo thông tin khai nhận thì người mẹ đã sinh hạ đứa trẻ tuy nhiên đứa trẻ đã chết ngay sau đó, người mẹ đã tuồn đứa trẻ ra cửa sổ nhà vệ sinh và rơi từ tầng 31 xuống mặt đường.
Về mặt pháp luật, tùy vào những điều kiện khách quan và chủ quan để có thể cấu thành những tội danh:
- Giết, vứt bỏ con mới đẻ
- Giết người
- Vô ý làm chết người
2. Phân biệt các tội danh
Đặc điểm | Giết, vứt bỏ con mới đẻ | Giết người | Vô ý làm chết người |
Căn cứ | Điều 124 BLHS 2015 | Điều 123 BLHS 2015 | Điều 128 BLHS 2015 |
Nhận diện | Lỗi cố ý, con trong 7 ngày tuổi từ khi sinh, hậu quả chết người | Lỗi cố ý, con sau 7 ngày tuổi được coi là tội giết người, hậu quả chết người | Lỗi vô ý, con sau 7 ngày tuổi được coi là tội giết người, hậu quả chết người |
Cụ thể |
Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ 1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. |
Điều 123. Tội giết người 1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết 02 người trở lên; b) Giết người dưới 16 tuổi; |
Điều 128. Tội vô ý làm chết người 1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. |
3. Người mẹ có thể sẽ không bị khởi tố
Chắc các bạn sẽ không lạ lẫm gì đối với trường hợp “Trầm cảm sau sinh”, trường hợp này thường thì người mẹ không kiểm soát và làm chủ hành vi của mình và được coi là không có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Do đó có thể sẽ không phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 21 BLHS 2015:
Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.