Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là tội phạm đặc biệt nguy hiểm nằm trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Tính nguy hiểm của tội phạm này không chỉ thể hiện thông qua hành vi khách quan xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể, uy hiếp tinh thần mà còn bởi nó tiềm ẩn những hậu quả lâu dài cho xã hội. Tội khủng bố khi nào bị áp dụng hình phạt tử hình? Hãy tham khảo ngay bài viết của Luật sư X về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (BLHS 2015)
Luật Phòng, chống khủng bố 2013
Nội dung tư vấn
Khủng bố là gì?
Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố 2013 quy định:
Khủng bố là một, một số hoặc tất cả hành vi sau đây của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng.
Cấu thành tội phạm của tội khủng bố
Mặt chủ quan tội khủng bố
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng, là trạng thái tâm lý lo lắng, sợ hãi, hoang mang của người dân về an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ.
Để gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng, các hành vi khủng bố quy định tại Điều 299 BLHS có thể được thực hiện ở nơi công cộng, nơi tập trung đông người (ví dụ: quảng trường, trung tâm thương mại, nơi giao cắt đường giao thông, trên các phương tiện giao thông, tại các nơi vui chơi, giải trí, du lịch, trường học, bệnh viện, khu dân cư, tại các tòa nhà,…).
Hành vi được thực hiện ở những địa điểm có tính biệt lập, không phải nơi công cộng (ví dụ: tại nhà riêng hoặc trong trụ sở cơ quan…) nhưng nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố theo Điều 299 BLHS nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác của cấu thành tội phạm này.
Mặt khách quan tội khủng bố
Hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân gồm 5 nhóm hành vi:
- Nhóm hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, quyền tự do thân thể của con người;
- Nhóm hành vi xâm phạm tài sản;
- Nhóm hành vi xâm hại hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử;
- Nhóm hành vi thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;
- Các hành vi trợ giúp tổ chức khủng bố.
Nhóm hành vi thứ nhất có thể là:
- Hành vi tước đoạt tính mạng người khác;
- Hành vi đe dọa tước đoạt tính mạng người khác;
- Hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác;
Nhóm hành vi thứ năm có thể là:
- Cưỡng ép người khác trở thành thành viên của tổ chức khủng bố;
- Lôi kéo người khác trở thành thành viên của tổ chức khủng bố như rủ rê, dụ dỗ, mồi chài, lừa phỉnh hoặc bằng thủ đoạn tương tự khác;
- Tuyển mộ người cho tổ chức khủng bố;
- Đào tạo phần tử khủng bố;
- Huấn luyện phần tử khủng bố;
- Chế tạo vũ khí cho phần tử khủng bố;
- Cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố.
Các nhóm hành vi thứ hai đến thứ năm mới được bổ sung trong BLHS 2015.
Chủ thể tội phạm
Là người đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự, là chủ thể bình thường.
Khách thể tội phạm
Hành vi nêu trên xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng, đồng thời xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe người khác, xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Hình phạt của tội khủng bố
Hình phạt của tội khủng bố được quy định tại Điều 299 BLHS.
Hình phạt chính
Các hình phạt chính áp dụng với tội phạm này có thể là:
- Phạt tù có thời hạn;
- Phạt tù chung thân;
- Tử hình.
Cụ thể như sau:
Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình
Hình phạt này được áp dụng với người nào nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đây là khung hình phạt cao nhất đối với người phạm tội này.
Phạt tù từ 05 năm đến 15 năm
Hình phạt này sẽ được áp dụng đối với người phạm tội khủng bố thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;
- Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố;
- Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
Đối với người phạm tội khủng bố trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Người chuẩn bị phạm tội khủng bố, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, việc quyết định hình phạt đầu tiên sẽ dựa vào tình tiết vụ việc, hành vi của người phạm tội có thể gây nguy hiểm cho xã hội như thế nào.
Ngoài ra, Tòa án sẽ còn cân nhắc nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt hợp lý nhất.
Hình phạt bổ sung
Ngoài các hình phạt được nêu phía trên, người phạm tội còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Có thể bạn quan tâm
- Tội bạo loạn có thể bị tử hình?
- Tội chống phá nhà nước bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
- Phát tán tài liệu nhằm chống phá Nhà nước bị xử lý như thế nào?
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Tội khủng bố khi nào bị áp dụng hình phạt tử hình?”. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khủng bố là một, một số hoặc tất cả hành vi sau đây của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng.
– Nhóm hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, quyền tự do thân thể của con người;
– Nhóm hành vi xâm phạm tài sản;
– Nhóm hành vi xâm hại hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử;
– Nhóm hành vi thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;
– Các hành vi trợ giúp tổ chức khủng bố.
– Phạt tù có thời hạn;
– Phạt tù chung thân;
– Tử hình.