Chào luật sư, gần đây mạng xã hội đang xôn xao vấn đề có khủng bố tấn công 2 trụ sở ủy bản nhân dân tại Đắk Lắk, vụ việc này đã làm tử vong và bị thương nhiều cán bộ đang làm việc tại Ủy ban gây bức xúc cho người dân cũng như thấy được sự huy hiểm của bạn khủng bố chống chính quyền. Vậy hiện nay pháp luật quy định như thế nào về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân? Xin được tư vấn.
Cảm ơn câu hỏi của bạn để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật hình sự 2015
- Thông tư 20/2019/TT-NHNN
Khủng bố là gì?
Khủng bố là một, một số hoặc tất cả hành vi sau đây của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng.
Các hành vi bao gồm:
Hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, uy hiếp tinh thần của người khác;
Hành vi chiếm giữ, làm hư hại, phá hủy hoặc đe dọa phá hủy tài sản; tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
Hành vi hướng dẫn chế tạo, sản xuất, sử dụng hoặc chế tạo, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất độc, chất cháy và các công cụ, phương tiện khác nhằm phục vụ cho việc thực hiện hành vi nêu trên;
Hành vi tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục, cưỡng bức, thuê mướn hoặc tạo điều kiện, giúp sức cho việc thực hiện hành vi đã đề cập;
Thành lập, tham gia tổ chức, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện đối tượng nhằm thực hiện hành vi trên;
Các hành vi khác được coi là khủng bố theo quy định của điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
Bất kỳ người nào nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình tuỳ vào trường hợp và mức độ phạm tội.
Sau đây là các dấu hiệu pháp lý của tội phạm khủng bố:
- Chủ thể của tội phạm: Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định.
- Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm vào an toàn công cộng, trật tự công cộng; xâm phạm vào quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, tự do thân thể, sức khỏe của công dân, xâm phạm vào tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Mặt khách quan: Tội phạm được thể hiện bởi các hành vi đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe của công dân (như dùng súng bắn, đầu độc, đánh bom, mìn, lựu đạn…) và các hành vi phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, công dân có thể hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau làm cho tài sản bị phá hủy không thể khôi phục lại; đồng thời gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý với mục đích là gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng nhưng không có mục đích chống chính quyền nhân dân.
- Trường hợp có mục đích chống chính quyền nhân dân thì truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân.
Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân được quy định tại Điều 113 Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) như sau:
- Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
- Phạm tội trong trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;
b) Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố;
c) Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác.
- Phạm tội trong trường hợp đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
- Khủng bố cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này.
- Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Từ quy định trên có thể thấy, dấu hiệu pháp lý được mô tả trong cấu thành tội phạm của tội khủng bố được quy định như sau:
- Khách thể: Xâm phạm xâm phạm đến chế độ chính trị, an toàn của cộng đồng, tín mạng con người.
- Chủ thể: Bất kỳ người nào đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
- Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này có một trong các dấu hiệu sau:
Có hành vi xâm phạm tính mạng người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Có hành vi xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Có hành vi đe dọa thực hiện việc xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của người khác hoặc có những hành vi uy hiếp tinh thần.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng.
Đánh giá rủi ro tiền và tài trợ khủng bố
Hiện nay, một trong những chiến lược, biện pháp đối phó với tội phạm khủng bố chống chính quyền nhân dân nhà nước có quy định về cách đánh giá rủi ro tiền và tài trợ khủng bố, việc này có vai trò rất quan trọng. Vậy cụ thể như thế nào, Luật sư X xin trình bày như sau:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 20/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 35/2013/TT-NHNN thì Đánh giá rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố như sau:
Đối tượng báo cáo có trách nhiệm:
- Căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố của quốc gia, ngành và lĩnh vực của mình, đối tượng báo cáo phải thực hiện đánh giá rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố để hiểu rõ các rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố (đối với khách hàng, quốc gia hoặc khu vực địa lý, các sản phẩm, dịch vụ, giao dịch hoặc kênh phân phối) của mình; kết quả đánh giá phải được Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc phê duyệt, ký ban hành.
- Căn cứ kết quả đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố của mình, đối tượng báo cáo phải xây dựng chính sách, quy trình quản lý rủi ro được phát hiện từ báo cáo đánh giá rủi ro và phải được Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc phê duyệt, ký ban hành.
- Hàng năm đối tượng báo cáo phải cập nhật, sửa đổi, bổ sung kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố và chính sách, quy trình quản lý rủi ro đã ban hành.
- Kết quả đánh giá hoặc cập nhật rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố và chính sách, quy trình quản lý rủi ro phải được gửi về Ngân hàng Nhà nước (Cục Phòng, chống rửa tiền) và gửi cho cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp đối tượng báo cáo trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được ký, ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung; đồng thời phải được phổ biến, công khai trong toàn hệ thống của đối tượng báo cáo.
- Chính sách và quy trình quản lý rủi ro phải bao gồm các biện pháp kiểm soát tăng cường đối với rủi ro cao về rửa tiền, tài trợ khủng bố và các biện pháp kiểm soát đơn giản đối với rủi ro thấp về rửa tiền, tài trợ khủng bố.
- Đối với các giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế, căn cứ kết quả đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố, đối tượng báo cáo phục vụ người thụ hưởng và tổ chức trung gian phải có các chính sách và thủ tục trên cơ sở rủi ro để xác định:
- Các giao dịch đủ điều kiện thực hiện;
- Các biện pháp xử lý phù hợp gồm từ chối hoặc tạm dừng giao dịch hoặc các biện pháp giám sát sau giao dịch khi giao dịch thiếu các thông tin về người chuyển tiền, người thụ hưởng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Thông tư này.”
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt không?
- Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu tiền?
- Giới hạn kích thước hàng hóa xe máy được phép chở tại Việt Nam theo QĐ 2022
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về Tách thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tài trợ khủng bố là hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố. Theo đó, bất kỳ người nào có hành vi này thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm tuỳ mức độ phạm tội.
Biện pháp công tác của Cảnh sát cơ động được quy định như sau:
Cảnh sát cơ động thực hiện các biện pháp công tác theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật này, trong đó biện pháp vũ trang là chủ yếu.
Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định việc áp dụng các biện pháp công tác theo quy định tại khoản 1 Điều này, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về quyết định của mình.
Theo Điều 13 Luật Cảnh sát cơ động 2022 (có hiệu lực từ 01/01/2023) về vào trụ sở cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân để chống khủng bố, giải cứu con tin như sau:
Việc vào trụ sở của cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống khủng bố.
Trường hợp vào trụ sở của cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của pháp luật về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.
Trường hợp vào trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này tại Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.