Tội mua bán người bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định pháp luật?

bởi TranQuynhTrang
Tội mua bán người bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định pháp luật

Tình hình tội phạm nói chung và tội mua bán người nói riêng trở thành một vấn nạn; mang tính thời sự nóng bỏng và gây bức xúc trong toàn xã hội; không chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn thế giới. Tội mua bán người là một trong các tội danh được pháp luật hình sự quy định. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về các chế tài được quy định này. Xung quanh chủ đề này; chúng tôi nhận được rất nhiều các câu hỏi có liên quan từ các bạn độc giả về Tội mua bán người bị xử phạt bao nhiêu năm tù Trong đó có thắc mắc cụ thể như sau:

“Chào luật sư, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Từ các thông tin truyền thông tôi biết rằng tội mua bán người ngày càng gia tăng. Tôi rất lo lắng về tình trạng này. Tôi đã tìm hiểu về quy định của pháp luật nhưng muốn biết cụ thể về mức án được quy định như thế nào? Mong được Luật Sư X giải đáp, tôi cảm ơn”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Luật phòng, chống mua bán người năm 2011

Tội mua bán người là gì?

Tội mua bán người là tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp trong đó người thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm đến các quyền cơ bản của nạn nhân như quyền tự do, quyền con người… coi con người như một món hàng để thực hiện việc trao đổi, mua bán với mục đích kiếm lợi nhuận.

Yếu tố cấu thành của tội mua bán người

Mặt khách quan của tội phạm

Có hành vi mua bán người để thu lợi bất chính. Hành vi này thể hiện dưới hình thức dùng tiền, tài sản hoặc các phương tiện thanh toán khác để đổi lấy người (nhằm đem bán) hoặc ngược lại để thu lợi.

Người bị hại phải là người đạt từ đủ mười sáu tuổi trở lên. Trường hợp người bị hại dưới mười sáu tuổi thì cấu thành tội mua bán trẻ em.

LƯU Ý:

Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện xong hành vi mua bán người. Nếu việc mua bán người chưa xảy ra thì được coi là phạm tội chưa đạt.

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội không phụ thuộc vào việc bị hại có biết hay không biết mình bị mua bán.

Mặt khách thể của tội phạm

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm của con người

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Mục đích vì vụ lợi (để thu lợi bất chính); tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự

Tội mua bán người bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Theo Điều 150 Bộ luật Hình sự quy định về các khung hình phạt như sau:

Khung 1 (khoản 1)

Có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Được áp dụng đối với trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan như:

Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục; cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

Khung 2 (khoản 2)

Phạt tù từ 08 năm đến 15 năm, mức phạt này áp dụng đối với các trường hợp có hành vi như sau:

Có tổ chức;

Vì động cơ đê hèn;

Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

Khung 3 (khoản 3)

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong các trường hợp sau:

Có tính chất chuyên nghiệp;

Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;…

Hình phạt bổ sung (khoản 4)

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, đối với tội mua bán hình phạt cao nhất là 20 năm tù.

Phạm tội chưa đạt với tội mua bán người dưới 16 tuổi là gì?

Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: 

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Phạm tội chưa đạt được chia ra 02 loại:

Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành và phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành.

Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là việc người phạm tội đã thực hiện đầy đủ những hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả; song vì nguyên nhân khách quan mà hậu quả đó không xảy ra. Người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội, tin là hậu quả sẽ xảy ra; nhưng hậu quả đó lại không xảy ra. Người phạm tội trong trường hợp phạm tội chưa đạt; đã hoàn thành là đã chấm dứt hành vi của mình; không bị ngăn cản.

Phạm tội chưa đạt là việc người phạm tội vì nguyên nhân khách quan chưa thực hiện hết các hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả nên hậu quả không xảy ra. Ở phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là sự chưa đạt hoàn thành hành vi phạm tội, chưa gây ra hậu quả.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Lừa đảo buôn bán người qua biên giới bị xử phạt như thế nào?

Mua bán người dưới 16 tuổi bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?

Mẹ bán con mình cho người khác có thể bị xử lý ra sao theo quy định?

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về “Tội mua bán người bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định pháp luật” . Nếu có thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Nhà nước thực hiện chính sách gì để ngăn chặn, đấu tranh chống mua bán người?

Mua bán người là hành vi vô nhân đạo, coi con người như một món hàng hóa để trao đổi, khai thác, sinh lợi, một tội ác cần lên án, đấu tranh. Để ngăn chặn, đấu tranh phòng, chống mua bán người, Nhà nước thực hiện các chính sách sau:

Xác định công tác phòng, chống mua bán người là nội dung của chương trình phòng, chống tội phạm; tệ nạn xã hội và được kết hợp với việc thực hiện các chương trình khác về phát triển kinh tế – xã hội;
Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia, hợp tác, tài trợ cho hoạt động phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân; khuyến khích cá nhân, tổ chức trong nước thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật.

Đề nghị cho biết, pháp luật quy định những căn cứ nào để xác định, chứng minh một người là nạn nhân mua bán?

Luật phòng, chống mua bán người năm 2011 quy định một người có thể được xác định là nạn nhân mua bán khi có một trong những căn cứ quy định tại Điều 27.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm