Thưa Luật sư. Tôi tên là Thùy Trang, sống tại Tp.HCM. Hiện nay tôi đang là sinh viên Trường Đại học Trường Đại học Mở TP.HCM.Thời gian gần đây tôi thấy xuất hiện thông tin về loại hình tội phạm hành vi thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép tài khoản ngân hàng đang diễn ra tại một số tỉnh, thành phố. Khiến tôi thực sự cảm thấy bất an trước điều kiện bảo đảm quyền lợi hợp pháp liên quan đến tài sản của mình. Nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi. Mua bán tài khoản ngân hàng được hiểu là gì? Tội mua bán tài khoản ngân hàng bị phạt như thế nào theo quy định? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn.
Tại bài viết dưới đây, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Tội mua bán tài khoản ngân hàng bị phạt thế nào theo quy định?”. Hi vọng bài viết mang đến bạn đọc nhiều điều bổ ích.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
- Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010
- Nghị định 143/2021/NĐ-CP
Mua bán tài khoản ngân hàng là gì?
Pháp luật hiện hành không có quy định về khái niệm “tài khoản ngân hàng”. Theo cách hiểu thông thường, tài khoản ngân hàng là tài sản của ngân hàng cấp cho khách hàng để họ gửi tiền vào tài khoản đó nhằm thực hiện 2 mục đích chính là thanh toán và tiết kiệm.
Dù không có khái niệm về tài khoản ngân hàng nhưng khoản 22 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 đưa ta khái niệm về tài khoản thanh toán. Theo đó, tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng.
Từ những căn cứ trên, có thể hiểu, tài khoản ngân hàng là một dạng tài sản của ngân hàng cung cấp cho khách hàng để thực hiện các giao dịch như chuyển tiền, nhận tiền, rút tiền, gửi tiết kiệm, thanh toán,…
Tài khoản ngân hàng thường gồm 02 loại:
- Tài khoản thanh toán: Với tài khoản này, khách hàng sẽ gửi tiền vào, sau đó dùng để thanh toán các hóa đơn dịch vụ, chuyển rút tiền… Tiền gửi trong tài khoản thanh toán nếu chưa sử dụng đều được ngân hàng trả lãi suất, thường là lãi suất của loại tiền gửi không kỳ hạn nên rất thấp và không đáng kể.
- Tài khoản tiết kiệm: Với tài khoản tiết kiệm, khách hàng gửi tiền vào để lấy lãi.
Vì thế, thông thường, việc mua bán tài khoản ngân hàng diễn ra với tài khoản thanh toán bởi tài khoản này có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch chuyển – nhận tiền để thực hiện những hoạt động phi pháp.
Tuy nhiên, hiện nay tài khoản ngân hàng cá nhân không thể sang tên đổi chủ, nghĩa là việc mua bán diễn ra hoàn toàn phi pháp.
Việc mua bán tài khoản ngân hàng thường được diễn ra như sau: A mở tài khoản ở ngân hàng B, sau khi bán tài khoản này cho C, mỗi lần có tài khoản chuyển vào thì A rút ra và giao cho C, sau đó nhận tiền công.
Hoặc, A mở tài khoản ngân hàng và bàn giao cho C, sau đó C sử dụng tài khoản bằng cách đăng nhập Internet banking, liên kết mở các tài khoản ví điện tử khác.
Lợi ích khi mở tài khoản ngân hàng
Tài khoản ngân hàng mang đến rất nhiều lợi ích cho người sử dụng. Chính vì vậy, hiện nay hầu hết mọi người đều có một tài khoản ngân hàng. Những lợi ích cơ bản của tài khoản ngân hàng như:
- Tính tiện lợi, linh hoạt: Chủ tài khoản hoàn toàn có thể thanh toán hay thực hiện các giao dịch có giao dịch có giá trị lớn, giao dịch ở xa. Điều này ưu thế hơn việc sử dụng tiền mặt rất nhiều vì tránh được các bất tiện và rủi ro như kiểm đếm, rơi, mất cắp, mất trộm hay tiền giả.
- Tính bảo mật cao: Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều áp dụng chế độ bảo mật chặt chẽ.
- Việc sử dụng tài khoản ngân hàng còn giúp người sử dụng tiết kiệm, thậm chí sinh lời. Tiền gửi trong tài khoản ngân hàng sẽ sinh lời nếu như người sử dụng thực hiện mở các tài khoản tiết kiệm.
Chính vì lợi ích này mà tài khoản ngân hàng là công cụ phổ biến hiện nay, đi kèm với nó có rất nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến việc mở tài khoản ngân hàng. Những vấn đề này đang được mọi người quan tâm và tìm hiểu rất nhiều. Đặc biệt đáng lưu ý và báo động nhất là hành vi mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng.
Tội mua bán tài khoản ngân hàng bị phạt thế nào?
Tùy theo mức độ, tính chất của hành vi vi phạm và hậu quả để lại, mua, bán trái phép tài khoản ngân hàng có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự.
Xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 143/2021/NĐ-CP, mức phạt hành chính đối với hành vi mua, bán trái phép tài khoản ngân hàng như sau:
- Phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng với hành vi mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 01 – dưới 10 tài khoản thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Phạt tiền từ 50 – 100 triệu đồng với hành vi mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 10 tài khoản thanh toán trở lên mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đồng thời, buộc người vi phạm nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Xử lý hình sự
- Trường hợp mua, bán trái phép tài khoản ngân hàng từ 20 tài khoản trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 20 triệu đồng trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng quy định tại Điều 291 Bộ luật Hình sự 2015.
Cụ thể mức phạt đối với tội này như sau:
Hình phạt chính:- Khung 01:
Phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm với trường hợp thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác:
Với số lượng từ 20 – dưới 50 tài khoản; hoặc thu lợi bất chính từ 20 – dưới 50 triệu đồng. - Khung 02:
Phạt tiền từ 100 – 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 50 – dưới 200 tài khoản;
Có tổ chức;
Có tính chất chuyên nghiệp;
Thu lợi bất chính từ 50 – dưới 200 triệu đồng;
Tái phạm nguy hiểm. - Khung 03:
Phạt tiền từ 200 – 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 02 – 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng 200 tài khoản trở lên;
Thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên.
Hình thức xử phạt bổ sung:
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
- Khung 01:
Hình thức xử phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Mời bạn xem thêm:
- Căn hộ chung cư có thể dùng làm nhà ở công vụ không năm 2022?
- Tội vu khống người khác trên không gian mạng được quy định thế nào năm 2022
- Tội vu khống người khác phải chịu trách nhiệm gì theo QĐ 2022
- Nhổ răng khôn khiến bệnh nhân tử vong sẽ bị xử phạt ra sao quy định 2022?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến “Tội mua bán tài khoản ngân hàng bị phạt thế nào theo quy định?”.
Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm về thủ tục đăng ký logo, giải thể doanh nghiệp, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, tra mã số thuế cá nhân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, mức bồi thường thu hồi đất, giá đền bù đất, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thủ tục vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, mã số thuế cá nhân hay muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ công chứng tại nhà, thủ tục cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt thế nào… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Việc người nhận được tiền chuyển nhầm mà cố ý không hoàn trả hoặc không còn khả năng hoàn trả thì có dấu hiệu của hành vi “chiếm đoạt tài sản trái phép”, sẽ bị xem xét xử phạt hành chính theo điều 15 (vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác), nghị định số 144/2021/NĐ-CP. Hoặc áp dụng biện pháp hình sự về tội “chiếm giữ trái phép tài sản của người khác”, theo điều 176 Bộ luật hình sự 2015.
Theo đó, người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến dưới 50 triệu đồng, cùng với đó là phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Nếu sau khi điều tra có dấu hiệu người này đã sử dụng hết số tiền mà bạn đã chuyển nhầm thì sẽ xem xét thêm tội “sử dụng trái phép tài sản của người khác”, quy định tại điều 177 Bộ luật hình sự 2015.
Câu trả lời là có. Việc lấy lại tiền chuyển nhầm sẽ do ngân hàng trung gian thực hiện. Còn bạn không thể nào tự mình liên hệ người nhận nhầm lấy lại tiền được; bởi không có thông tin của người đó; và cũng rất khó giải quyết để đòi tiền lại theo kiểu cá nhân gặp cá nhân. Việc lấy lại tiền là được nhưng phải mất khá nhiều thời gian.
Lý do phổ biến nhất khiến thanh toán không thành công bao gồm:
Thông tin ngân hàng trong hồ sơ của người nhận thanh toán không khớp chính xác với thông tin tài khoản ngân hàng của bạn
Số tài khoản ngân hàng của bạn không hợp lệ
Bạn không cung cấp mã SWIFT
Bạn không cung cấp thông tin chi tiết về ngân hàng trung gian