Hành vi phóng uế bừa bãi hiện nay dù dân trí có được nâng cao hơn, những vẫn không ít những hình ảnh làm xấu bộ mặt đô thị thành phố, đồng thời còn gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị, công trình công cộng. Và câu hỏi được đặt ra là: Hiện nay, tội phóng uế bị xử phạt như thế nào theo quy định mới năm 2022. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 45/2022/NĐ-CP;
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Phóng uế là gì?
Phòng uế là hành vi được hiểu là đi tiểu tiện, đại tiện bừa bãi, không đúng nơi, đúng chỗ. Gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, phá hoại công trình công cộng cũng như tạo nên hình ảnh xấu của bộ mặt thành phố. Hiện nay, pháp luật chưa có ban hành những quy định liên quan về hành vi này đối với việc xử lý vi phạm. Mà luật pháp chỉ mới quy định mức xử phạt đối với hành vi này tại Điều 25 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.
Tội phóng uế sẽ bị xử phạt như thế nào?
Hiện nay, việc xử phạt các vi phạm liên quan đến vệ sinh môi trường được quy định tại Nghị định 45/2022/NĐ-CP. Theo đó, Điều 25 Nghị định này quy định như sau:
“Điều 25. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường ở nơi công cộng.
2. Hành vi thu gom, thải rác thải trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
b) Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông, suối, biển.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển nguyên liệu, vật liệu không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng trong quá trình vận chuyển vật liệu, hàng hóa làm rò rỉ, phát tán ra môi trường.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hoạt động quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, lễ hội, khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có một trong các hành vi sau đây:
a) Không có đủ công trình vệ sinh công cộng, phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng yêu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường theo quy định;
b) Không thu gom chất thải trong phạm vi quản lý theo quy định;
c) Không bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý; không có cán bộ, tổ hoặc đội bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát theo quy định.
6. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với chủ đầu tư xây dựng khu đô thị, khu dân cư tập trung có hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Không có mạng lưới thoát nước mưa, nước thải riêng biệt; không có công trình vệ sinh nơi công cộng đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
b) Không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đồng bộ, phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt;
c) Không có thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với lượng, loại chất thải phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trong khu dân cư tập trung;
d) Không đảm bảo diện tích cây xanh, mặt nước, không gian thoáng trong khu đô thị, khu dân cư tập trung theo quy định.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra đối với trường hợp vi phạm tại điểm c, d khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Buộc phải xây dựng, lắp đặt công trình bảo vệ môi trường theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại điểm a, b, c khoản 6 Điều này;
c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều này gây ra.”
Như vậy, hành vi phóng uế bừa bãi sẽ bị phạt từ 150.000-250.000 đồng. Thông thường, nếu không có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ, người vi phạm sẽ bị phạt 200.000 đồng.
Thực tế, hành vi phóng uế bừa bãi không quá khó để bắt gặp. Điều này gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, việc phát hiện và xử phạt không phải là điều dễ dàng.
Để cho thú nuôi phóng uế bừa bãi có bị xử phạt hay không?
Ngày 15/9/2017, Nghị định số 90/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y đã có hiệu lực. Theo đó, hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng (thả rông, phóng uế…) sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng. Vì thế, việc xử phạt chó phóng uế có thể xử lý vi phạm như hành vi thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng với mức phạt như trên.
Bên cạnh đó, Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định hành vi thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng hoặc để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Vì vậy nếu để chó phóng uế ở nơi công cộng có thể bị xử phạt với mức phạt 300.000 đến 500.000 đồng.
Ngoài ra, nếu để chó mèo phóng uế bữa bãi không dọn sạch có thể cấu thành hành vi vi phạm quy tắc Giao thông Đường bộ. Bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với hành vi: Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố.
Mời bạn xem thêm:
- Lỗi không đáp ứng vấn đề vệ sinh môi trường khi lưu thông trong đô thị
- Thuế phi nông nghiệp khi chuyển nhượng như thế nào?
- Chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất nông nghiệp được không?
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tội phóng uế bị xử phạt như thế nào theo quy định mới năm 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định giá đền bù tài sản trên đất; đền bù tài sản trên đất nông nghiệp; bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
ghị định 45/2022 quy định mức phạt với các hành vi vi phạm vứt rác bừa bãi như sau:
– Phạt tiền từ 100.000 đồng – 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.
– Phạt tiền từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.
– Phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông, suối, biển.
– Phạt tiền từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
Chưa có bất kì quy định nào đối với trường hợp này, tuy nhên trên thực tế xét xử trên thế giới. Cụ thể là một tội phạm xâm hại tình dục ở Singapore, vừa lĩnh án thêm 12 tháng tù giam vì hành vi chống đối tại tòa. Cụ thể, trong quá trình xét xử, người này cố tình tiểu tiện, phóng uế khi đang trả lời câu hỏi của tòa.
Kayubi (50 tuổi), bị kết án 32 năm và 24 roi do hành vi hiếp dâm hai thiếu nữ tuổi teen, sau phiên xét xử tại Tòa án Tối cao hồi tháng 2. Đây cũng có thể trở thành một ví dụ cho tình huống nếu trên.