Sơn Tùng MTP là ca sỹ đang dẫn đầu nền âm nhạc đại chúng thịnh hành (POP) tại thị trường Việt Nam. Rất khó để phủ nhận điều này khi từ nhiều năm qua, âm nhạc của Sơn Tùng luôn thu hút được một sự chú ý lớn từ cộng đồng. Bên cạnh vai trò ca sĩ thì Sơn Tùng còn được biết đến với vai trò là chủ của ba công ty giải trí. Và “MTP ENTERTAINMENT” chính là một trong ba công ty giải trí thuộc sự sở hữu của nam ca sĩ. Nó mang thương hiệu của riêng mình Sơn Tùng MTP. Sau đây hãy cùng luật sư X tra cứu nhãn hiệu “MTP ENTERTAINMENT” nhé!
Lịch sử của “MTP ENTERTAINMENT”.
Công ty TNHH M-TP Entertainment là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Sơn Tùng M-TP. Thành lập vào tháng 11/2016, M-TP Entertainment có số vốn điều lệ 3 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính là hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp.
Sơn Tùng mở công ty này khi tách ra hoạt động riêng sau thời gian gắn bó với ông bầu Quang Huy. Sản phẩm đầu tiên của nam ca sĩ gốc Thái Bình với công ty mới của riêng mình là bản hit Lạc Trôi.
Trong tự truyện “Chạm tới giấc mơ”, Sơn Tùng cho biết việc thành lập M-TP Entertainment là bước đi giúp anh trở thành một nhà sản xuất âm nhạc thay vì ca sĩ đơn thuần. Sơn Tùng cũng muốn công ty của mình trở thành một lò đào tạo nghệ sĩ mới.
Ở doanh nghiệp này, Sơn Tùng xác định sẽ chỉ là chủ sở hữu và làm công việc gắn với chuyên môn âm nhạc. Những công việc khác như kinh doanh, marketing, truyền thông sẽ do cộng sự của nam ca sĩ đảm nhận.
Sơn Tùng hiện giữ chức vụ Chủ tịch kiêm người đại diện pháp luật của doanh nghiệp. Công ty của nam ca sĩ còn một người đại diện pháp luật khác là bà Trần Song Hạnh Nhân. Bà sinh năm 1988. Bà Hạnh Nhân giữ vị trí giám đốc từ ngày đầu công ty thành lập đến nay.
Đầu tháng 11 năm 2019, Sơn Tùng đăng dòng trạng thái trên trang cá nhân chia sẻ cảm xúc nhân dịp kỷ niệm 3 năm thành lập M-TP Entertainment. Nam ca sĩ gọi công ty của mình là “ngôi nhà thứ hai, nơi chứa chan nhiều yêu thương và cảm xúc”.
“MTP ENTERTAINMENT” luôn là cái tên đươc nhắc nhiều nhất hiện nay. Mặc dù độ tuổi của công ty này còn khá non trẻ. Nhưng độ phổ biến và lan tỏa của nó không hề thua kém bất cứ một công ty giải trí nào ở Việt Nam.
Xem thêm: Tra cứu nhãn hiệu “aha Cafe”
Tra cứu nhãn hiệu “MTP ENTERTAINMENT”.
Khi Luật sư X thử tra cứu nhãn hiệu “MTP ENTERTAINMENT” thì thấy rằng đây là thương hiệu có thiết kế Logo khá đơn giản bao gồm phần chữ với chữ T và chữ P trong MTP và chữ M trong ENTERTAINMENT đươc cách điệu.
Thông tin mẫu nhãn hiệu “MTP ENTERTAINMENT”.
Mẫu nhãn hiệu có 06 màu. Tất cả bao gồm: xám, xanh đen, xanh lá đậm, xanh lá nhạt, xanh ánh vàng, xanh da trời. Nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể. Không bảo hộ riêng “MTP”; “ENTERTAINMENT”.
Tra cứu nhãn hiệu “MTP ENTERTAINMENT” về nhóm dịch vụ đăng ký.
Nhóm dịch vụ được nhãn hiệu “MTP ENTERTAINMENT”” đăng ký là nhóm 36 về Sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bât động sản; môi giới bất động sản; dịch vụ tư vấn đầu tư vốn; mua bán bất động sản; cho thuê bất động sản. Và nhóm 41 về hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video, phim nhựa, phim hoạt hình và các phương tiện truyền hình, hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc; giáo dục nghề nghiệp; dịch vụ giải trí; dịch vụ tổ chức các chương trình diễn (dịch vụ ông bầu); dịch vụ tổ chức các cuộc thi (giáo dục hoặc giải trí); dịch vụ sản xuất phim trừ phim quảng cáo; sản xuất chương trình truyền hình và phát thanh; hoạt động sáng tác nghệ thuật và giải trí.
Theo Luật sư X đây là phạm vi bảo hộ đủ để sử dụng. Nhưng với thương hiệu MTP ENTERTAINMENT là một công ty giải trí có sức ảnh hưởng rất lớn tới cộng đồng thì nên đăng ký thêm những nhóm ngành khác để tăng phạm vi bảo hộ hơn bao gồm:
150025: Nhạc cụ
420142: Thiết kế quần áo.
Việc đăng ký thêm nhóm sản phẩm dịch vụ sẽ giúp gia tăng phạm vi được bảo hộ của thương hiệu; thay vì chỉ bất động sản, dịch vụ giải trí thì sẽ bảo hộ những sản phẩm tương tự như quần áo; nhạc cụ để tránh bị xâm phạm.
Ngoài ra, cũng có thể đăng ký nhãn hiệu “MTP ENTERTAINMENT” tại nước ngoài. Để từ đó có thể gia tăng phạm vi bảo hộ. Bởi Viêt Nam là thành viên của cả hai văn kiện quốc tế bao gồm thỏa ước và Nghị định thư Madrid. Do vậy, các cá nhân; pháp nhân; tổ chức của Việt Nam có thể tiến hành đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo quy định của cả hai văn kiện này.
Xem thêm: Thương hiệu nhái Supreme: Bài học bản quyền thương hiệu
Tình trạng pháp lý
Hiện nay, nhãn hiệu Phở Cồ đã được cấp văn bằng bảo hộ. Khi tra cứu về tình trạng pháp lý có thể thấy:
(14/08/2019) 221 : QĐ chấp nhận đơn
(27/08/2020) 118 : Công văn đề nghị ra TB SE
Tuy nhiên, theo Luật sư X đánh giá rằng, nhãn hiệu “MTP ENTERTAINMENT” là một thương hiệu giải trí rất nổi tiếng; nên việc nộp nhãn hiệu muộn là rất chủ quan. Bởi vì đã có rất nhiều thương hiệu giải trí bị vướng phải những tranh chấp không đáng có; do việc đăng ký bảo hộ thương hiệu quá muộn.
Hi vọng, bài viết “Tra cứu nhãn hiệu MTP ENTERTAINMENT” này sẽ có ích đối với độc giả.
Hãy liên hệ Luật sư X khi có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu: 0833 102 102