Khi xã hội ngày càng phát triển thì hành vi quan hệ trước 18 tuổi đối với nữ không phải là điều hiếm gặp. Vậy, nếu có hành vi quan hệ với người dưới 18 tuổi và có thai thì pháp luật quy định như thế nào?
Xung quanh vấn đề trên; chúng tôi nhận được một câu hỏi như sau: “Thưa luật sư; Bạn em 17 tuổi đã có thai được hơn 3 tháng. Nhưng gia đình phía nhà trai không chịu trách nhiệm với việc của mình làm. Liệu bạn em có thể căn cứ được điều luật nào để đưa đơn kiện được không ạ?”
Vậy trách nhiệm khi quan hệ với người dưới 18 tuổi có thai như thế nào? Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Trách nhiệm khi quan hệ với người dưới 18 tuổi có thai
Bạn phải xác định được thời điểm thực hiện hành vi quan hệ tình dục là bạn của bạn bao nhiêu tuổi.
Trường hợp 1: Bạn của bạn từ đủ 13 tuổi đến 16 tuổi.
Căn cứ vào điều 142 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì nếu thực hiện hành vi quan hệ tình dục với người từ đủ 13 tuổi đến 16 tuổi mà làm nạn nhân có thai thì phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Có tính chất loạn luân;
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây thương tích; gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc; giáo dục; chữa bệnh;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Đối với 02 người trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù 20 năm; tù chung thân hoặc tử hình:
a) Có tổ chức;
b) Nhiều người hiếp một người;
c) Đối với người dưới 10 tuổi;
d) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
e) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trường hợp 2: Bạn của bạn đủ từ 16 tuổi đến 28 tuổi.
Căn cứ vào điều 141 Bộ luât hình sự 2015 thì nếu như bạn tự nguyện thì bạn không thể truy cứu trách nhiệm với bạn trai đó. Còn nếu có bất kỳ hành vi nào chứng minh bạn không hề tự nguyên quan hệ tình dục mà có sự ép buộc thì sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm. Mức hình phạt có thể là 07 năm đến 15 năm khi bạn có thai. Ngoài ra nếu có các tình tiết khách như có thêm việc chứng minh thương tích thì có thể mức án cao hơn
Ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự thì bạn có quyền yêu cầu bạn trai đó yêu cầu cấp dưỡng cho đứa con sinh ra.
Quan hệ với bạn gái 15 tuổi có bị đi tù không?
Chào Luật sư, Em là A, năm nay em 17 tuổi đang học lớp 11. Bạn gái em đang học lớp 9 ( 15 tuổi 2 tháng). Bọn em có quan hệ tình dục và bị gia đình bạn ý phát hiện. Cô ấy có gọi điện chửi mắng em và nói sẽ kiện em. Em rất hoang mang không biết mình có phải đi tù không ?
Luật sư trả lời:
Điều 145 Bộ luật hình sự 2015 có quy định:
Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Có tính chất loạn luân;
d) Làm nạn nhân có thai;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
e) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc; giáo dục; chữa bệnh.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Để cấu thành một tội phạm phải có đầy đủ bốn yếu tố: yếu tố chủ thể, yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan, yếu tố khách thể. Đối với trường hợp của bạn mặc dù đã đáp ứng ba yếu tố: yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan, yếu tố khách thể nhưng yếu tố chủ thể thì chưa đáp ứng để cấu thành tội phạm theo điều 145 Bộ luật hình sự 2015. Chủ thể của tội phạm Điều 145 phải đáp ứng từ 18 tuổi trở lên, còn bạn mới 17 tuổi nên sẽ không bị truy cứu trách nhiệm về tội phạm này.
Độ tuổi thành niên, vị chưa thành niên là gì?
Việc xác định độ tuổi để xem là trẻ em, vị thành niên, thành niên cũng rất quan trọng vì đó ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân đó trong quan hệ pháp luật cũng như quan hệ dân sự.
Theo điều 20, Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015) độ tuổi người thanh niên được quy định như sau:
Điều 20. Người thành niên
1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.
Theo điều 21, BLDS 2015 độ tuổi vị thành niên được quy định như sau:
Điều 21. Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập; thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý; trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự; trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản; động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Còn điều 1, luật trẻ em 2016 quy định như sau:
Điều 1. Trẻ em
Trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Nhận định
Như vậy từ các quy định trên có thể nhận định:
Người thành niên là người được tính từ lúc đủ 18 tuổi.
Người vị thành niên là từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Còn trẻ em được tính là dưới 16 tuổi.
Quan hệ tình dục với người dưới 18 tuổi do lừa dối và cưỡng ép bị xử phạt thế nào?
Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; quy định về mức phạt đối với hành vi quan hệ với người dưới 18 tuổi do lừa dối; cưỡng ép tại Điều 141 Tội hiếp dâm; Điều 142 về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; Điều 144 về Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi; Điều 145 về Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi; Điều 146 Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.
Như vậy người nào thực hiện hành vi lừa dối; cưỡng ép để quan hệ tình dục với người dưới 18 tuổi đều có thể phải chịu trách nhiệm hình sự
Mời bạn xem thêm bài viết:
Quan hệ tình dục với người say xỉn bị xử lý hình sự không?
Quan hệ tình dục như thế nào cho “an toàn”
Tảo hôn nhưng không quan hệ tình dục có vi phạm pháp luật không?
Trên đây; là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Trách nhiệm khi quan hệ với người dưới 18 tuổi có thai”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Người có quyền lợi bị xâm phạm yêu cầu trực tiếp người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc đăng tải hình ảnh, video nhạy cảm của mình.
Nếu đối phương vẫn tiếp tục vi phạm, thì họ có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc đăng tải video, sử dụng hình ảnh; bồi thường thiệt hại; và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nếu bị đăng tải video nhạy cảm, thông tin cá nhân, hình ảnh lên mạng xã hội,…(Căn cứ Điều 32 Bộ luật dân sự 2015)
Căn cứ quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Tại điểm a khoản 1 Điều 8 đã giải thích về khái niệm này. Theo đó, tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn. Mà theo quy định mới nhất hiện nay. Để đáp ứng điều kiện kết hôn một trong những yếu tố cần và đủ là độ tuổi kết hôn. Cụ thể là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.