Trâu bò gây tai nạn, trách nhiệm bồi thường thuộc về ai?

bởi Luật Sư X

Thả trâu bò chạy ngoài đường không chỉ là hành vi gây ô nhiễm môi trường mà còn là hành vi gây nguy hiểm cho các phương tiện và người tham gia giao thông. Đây là hành vi vi phạm pháp luật. Bởi vậy, việc trâu bò thả rông gây tai nạn, người sử dụng, chiếm hữu sẽ phải bồi thường thiệt hại. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1. Trâu bò gây tai nạn, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm: 

Ai gây thiệt hại thì người đó phải bồi thường. Suy nghĩ này thật không đúng với việc trâu bò, gia súc của ai đó gây tai nạn. Bởi, việc gia súc thả rông gây tai nạn giao thông nó thuộc quyền quản lý của chủ sở hữu, người sử dụng, người chiếm hữu trâu, bò. Bởi vậy, trách nhiệm sẽ được đặt ra cho người chiếm hữu, người sử dụng vật nuôi gây tai nạn.  Cụ thể, tại Điều 603 Luật dân sự 2015: 

Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Theo đó, việc để súc vật (trâu bò) gây tai nạn, người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường. Bởi việc kiểm tra, giám sát không chặt chẽ gây tai nạn thì lỗi đó thuộc về người đang chiếm hữu súc vật. 

Tuy nhiên, không phải lúc nào việc trâu bò gây tai nạn thì người chiếm hữu, sử dụng cũng phải bồi thường thiệt hại. Nếu chứng minh được lỗi hoàn toàn do người bị hại hoặc do lý do bất khả kháng mà súc vật gây tai nạn thì người chiếm hữu, sử dũng không phải bồi thường. 

Bên cạnh việc xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì người gây tai nạn, gây thiệt hại còn phải thực hiện việc bồi thường đảm bảo đúng nguyên tắc bồi thường quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể: 

Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Việc thực hiện nguyên tắc bồi thường cần phải đảm bảo được tính cấp thiết, kịp thời. Bên cạnh đó, cũng phải đúng luật, “đúng người, đúng tội”. Chẳng hạn như việc người gây thiệt hại không có lỗi thì rõ ràng, trách nhiệm bồi thường không phải đặt ra. Tuy nhiên, phương tiện giao thông là một nguồn nguy hiểm cao độ, người sử dụng phải bồi thường kể cả khi không có lỗi. Bởi vậy, chỉ loại trừ trách nhiệm cho người gây thiệt hại nếu lỗi hoàn toàn là của người bị thiệt hại. Cụ thể tại Điều 601 Luật dân sự 2015: 

Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khá

2. Các loại thiệt hại phải bồi thường khi gây tai nạn giao thông: 

Thứ nhất, bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm. 

Đa phần, tai nạn giao thông thường đi kèm với những thiệt hại về phương tiện giao thông cho người bị hại. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có những tài sản kèm theo. Việc các tài sản này bị hư hỏng, hủy hoại hay lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác bị hư hỏng thì cũng là căn cứ để xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm. 

Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

4. Thiệt hại khác do luật quy định.

Thứ hai, thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

Đây là loại thiệt hại cũng đa phần xuất hiện ở những vụ tai nạn. Thương tật, sức khỏe giảm sút đáng kể nhưng chưa đến mức tử vong thì trách nhiệm này được đặt ra.  Chi phí bồi thường cho thiệt hại này theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm: 

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Thứ ba, Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

Việc gây tai nạn dẫn đến tử vong là thiệt hại lớn nhất khi xảy ra tai nạn. Không những cướp đi sinh mạng của một người mà còn để lại những hậu quả về tinh thần lớn cho gia đình người bị hại. Các chi phí bồi thường căn cứ vào Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm: 

  • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Bên cạnh đó, còn phải bồi thường thiệt hại do tinh thần mà gia đình người bị hại phải chịu. 

3. Để súc vật gây tai nạn, người sử dụng sẽ bị xử phạt 80.000 đồng!

Trước tiên, hành vi thả rông trâu bò ngoài đường mà không có sự giám sát, quản lý là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ 2008. Cụ thể quy định tại Khoản 2 Điều 35: 

Điều 35. Các hoạt động khác trên đường bộ

2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;

b) Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;

c) Thả rông súc vật trên đường bộ;

Bởi vậy, việc để súc vật chạy rông ngoài đường là hành vi vi phạm pháp luật. Chủ sở hữu, người chiếm hữu cần phải đi sát mép đường nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật để súc vật đi không đúng phần đường, gây nguy hiểm trên trục đường giao thông sẽ bị xử phạt hành chính đến 80.000 đồng. 

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Trâu bò gây tai nạn, trách nhiệm bồi thường thuộc về ai? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm