Tai nạn giao thông là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên; trong nhiều trường hợp tai nạn giao thông xảy ra; chủ phương tiện gây tai nạn đã đem xe bỏ trốn; gây nhiều khó khăn cho công tác điều tra và khắc phục thiệt hại. Để tránh tình huống này; pháp luật đã có quy định về việc tạm giữ xe gây tai nạn để tiến hành điều tra, xác minh. Vậy thời hạn tạm giữ xe gây tai nạn giao thông là bao lâu?
LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau!
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật hình sự 2015
- Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Chủ xe gây tai nạn sẽ bị xử phạt
Nếu gây tai nạn giao thông và lối thuộc về bạn; bạn chắc chắn sẽ bị xử phạt. Tùy theo mức độ vi phạm mà bạn sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.
Nếu hành vi vi phạm không gây hậu quả hoặc hậu quả nhẹ; bạn bị xử phạt hành chính theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Mức phạt tùy theo từng hành vi vi phạm.
Còn nếu hành vi của bạn gây ra hậu quả nghiêm trọng; bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 260 Bộ luật hình sự:
Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
…
Hình phạt tối đa là 15 năm tù giam cho hành vi vi phạm.
Thời hạn tạm giữ phương tiện gây tai nạn giao thông là bao lâu
Để xác minh chính xác phương tiện, lỗi, hậu quả, trách nhiệm trong vụ việc tai nạn giao thông; trong nhiều trường hợp; cơ quan điều tra sẽ tiến hành tạm giữ phương tiện giao thông. Việc tạm giữ phương tiện sẽ được tiến hành theo thủ tục; tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
Thời hạn tạm giữ phương tiện được quy định như sau:
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Theo đó, thời hạn tạm giữ thông thường sẽ là 7 ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt có thể kéo dài tới 30 ngày.
Ngoại lệ, đối với những trường hợp quá phức tạp; nhiều tình tiết cần xác minh; thì thời gian tạm giữ có thể được gia hạn thêm 30 ngày nữa; nhưng cần phải được thủ trưởng của cơ quan điều tra cho phép. Như vậy, thời hạn tạm giữ phương tiện tối đa lên tới 60 ngày; nếu bạn bị xử phạt hành chính.
Riêng đối với trường hợp tai nạn nghiêm trọng đến mức phải xử lý hình sự; phương tiện sẽ được coi là vật chứng; và được xử lý như sau; theo điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự:
Điều 106. Xử lý vật chứng
…
2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;
b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;
c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;
c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;
d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Luật không hề có quy định về thời hạn tạm giữ vật chứng. Như vậy, nếu bị coi là vật chứng trong vụ án hình sự; thì xe của bạn sẽ bị tạm giữ không xác định thời hạn. Bạn có được trả lại xe hay không; hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Thời gian có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, tùy theo vụ việc.
Câu hỏi thường gặp về tạm giữ phương tiện
Thời hạn tạm giữ thông thường sẽ là 7 ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt có thể kéo dài tới 30 ngày.
Ngoại lệ, đối với những trường hợp quá phức tạp; nhiều tình tiết cần xác minh; thì thời gian tạm giữ có thể được gia hạn thêm 30 ngày nữa; nhưng cần phải được thủ trưởng của cơ quan điều tra cho phép. Như vậy, thời hạn tạm giữ phương tiện tối đa lên tới 60 ngày; nếu bạn bị xử phạt hành chính.
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;
b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;
c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư về vấn đề trên!
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102
Xem thêm: Phạm tội chưa đạt là gì?