Phạm tội chưa đạt là gì?

bởi
Phạm tội chưa đạt là gì?

Trong cuộc sống; có rất nhiều yếu tố khách quan bên ngoài tác động; làm chúng ta không thể hoàn thành những công việc; hoặc những mục tiêu mà chúng ta đang theo đuổi. Đối với những hành vi phạm tội cũng vậy; trong quá trình gây án; có rất nhiều những tình huống, những sự tác động của nhiều yếu tố xung quanh khiến cho tên tội phạm không thể thực hiện được mục đích của hành vi phạm tội mà hắn gây ra. Trong pháp luật hình sự gọi những trường hợp này là phạm tội chưa đạt.

Vậy phạm tội chưa đạt là gì? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư X!

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật hình sự 2015

Phạm tội chưa đạt là gì?

Đối với những hành vi phạm tội ở các mức độ khác nhau; sẽ gây ra những mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau; bởi vậy; pháp luật hình sự cũng có những quy định về mức chịu trách nhiệm hình sự khác nhau của từng mức độ phạm tội. Theo khoa học pháp lý; hành vi phạm tội được chia làm 3 mức độ đó là chuẩn bị phạm tội; phạm tội chưa đạt; và tội phạm hoàn thành. Trong phạm vi bài viết này Luật sư X sẽ đề cấp và phân tích về trường hợp phạm tội chưa đạt. Tại Điều 15 Bộ luật hình sự hiện hành quy định về phạm tội chưa đạt như sau:

Điều 15. Phạm tội chưa đạt

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

Để phân tích về một loại tội phạm; thì phải dựa trên nhiều yếu tố. Trước hết; đó là phân tích dựa trên mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm.

Về mặt khách quan của những hành vi phạm tội chưa đạt là gì?

Đây chính là mặt bên ngoài của tội phạm; bao gồm những dấu hiệu của tội phạm; diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Trong trường hợp phạm tội chưa đạt; người phạm tội đã bắt đầu thực hiện hành vi khách quan; hoặc hành vi liền trước đó được mô tả trong cấu thành tội phạm. Những hành vi này được thực hiện nhằm mục đích thực hiện tội phạm. Nhưng vì có những sự việc khách quan diễn ra nằm ngoài ý chí chủ quan của người phạm tội; mà hành vi phạm tội chưa thể hoàn thành.

Ví dụ như đối với tội cố ý gây thương tích; thì người phạm tội sẽ có những hành vi đánh đấm; đâm chém, bằn,…. để nhằm mục đích gây thương tích cho người khác. Tuy nhiên vì những lý do khách quan tác động tới làm cho nạn nhân không bị thương tích. Có thể là nạn nhân có thể tránh được; bỏ chạy nhằm thoát nạn,…. Đối với những trường hợp như vậy; người phạm tội sẽ được xác định là phạm tội chưa đạt.

Về mặt chủ quan của hành vi phạm tội chưa đạt là gì?

Có thể thấy rằng nguyên nhân khiến cho việc dừng hành vi phạm tội lại khi chưa hoàn thành được tội phạm là do những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Về mặt ý chí; họ vẫn muốn thực hiện đến cùng các hành vi để hoàn thành tội phạm; tuy nhiên chỉ vì những yếu tố chủ quan nêu trên tác động; làm người phạm tội không thể hoàn thành được tội phạm; gây ra những hậu quả cho xã hội.

Ở một khía cạnh khác; khi căn cứ vào những hành vi của người phạm tội khi thực hiện tội phạm; khoa học pháp lý lại chia tội phạm chưa đạt thành 2 loại; đó là phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.

Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành

Đây là trường hợp người phạm tội đã thực hiện đầy đủ những hành vi; mà họ cho là cần thiết để gây hậu quả; nhưng vì nguyên nhân khách quan hậu quả đó không xảy ra. Cụ thể hơn là người phạm tội đã hoàn thành về hành vi phạm tội; tuy nhiên chưa đạt về hậu quả gây ra.

Ví dụ: Đối với hành vi dùng súng giết người. Người phạm tội đã rút súng ra và bóp cò; tuy nhiêm vì đạn bị kẹt mà súng không nổ. Ở đây; người phạm tội đã thực hiện đầy đủ và trọn vẹn những hành vi để có thể gây ra hậu quả đối với nạn nhân; nhưng yếu tố khách quan đó là đạn bị kẹt dẫn tới việc không thể tước đi tính mạng của nạn nhân. Đó được xem là một trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành

Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành

Đây là trường hợp người phạm tội vì nguyên nhân khách quan; chưa thực hiện hết các hành vi; mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả; nên hậu quả không xảy ra. Những trường hợp này là chưa đạt về hành vi cũng như chưa đạt cả về hậu quả.

Ví dụ: Trong trường hợp tên trộm đột nhập vào nhà ăn cắp, khi mới chỉ lẻn vào nhà lục lọi đồ đạc mà chưa lấy được đồ đạc gì thì đã bị chủ nhà phát hiện và bắt được. Đối với những hành vi này, tên trộm chưa thực hiện hết các hành vi để thực hiện việc lấy trộm đồ vì chưa lấy được đồ vật nào. Đây được xác định là phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành

Mức độ chịu trách nhiệm hình sự

Dù người phạm tội chưa đạt vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự với loại tội phạm đó, nhưng do tính chất của những hành vi pham tội chưa đạt là chưa xảy ra hậu quả đối với xã hội. Do đó, pháp luật cũng quy định mức chịu trách nhiệm hình sự nhẹ hơn đối với những người phạm tội. Cụ thể tại khoản 3 Điều 57 Bộ luật hình sự hiện hành quy định như sau:

3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

Câu hỏi thường gặp

Phạm tội chưa đạt là gì?

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là gì?

Đây là trường hợp người phạm tội đã thực hiện đầy đủ những hành vi; mà họ cho là cần thiết để gây hậu quả; nhưng vì nguyên nhân khách quan hậu quả đó không xảy ra. Cụ thể hơn là người phạm tội đã hoàn thành về hành vi phạm tội; tuy nhiên chưa đạt về hậu quả gây ra.

Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là gì?

Đây là trường hợp người phạm tội vì nguyên nhân khách quan; chưa thực hiện hết các hành vi; mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả; nên hậu quả không xảy ra. Những trường hợp này là chưa đạt về hành vi cũng như chưa đạt cả về hậu quả.

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư về vấn đề trên!

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102

Xem thêm: Các trường hợp pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm