Trích lục bản đồ địa chính là gì?

bởi Luật Sư X

Đối với pháp luật đất đai hiện hành, bản đồ địa chính đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với cơ quan nhà nước quản lý về đất đai và cả người sử dụng đất. Trong bài viết này chúng tôi sẽ trình bạn các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến trích lục bản đồ địa chính thửa đất.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1.Trích lục bản đồ địa chính là gì?

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu trích lục thửa đất là gì:

  • Trích lục thửa đất hay trích đo thực địa là việc sao chép và thể hiện lại thông tin của một thửa đất nhất định. Cung cấp thông tin về hình dáng, diện tích, vị trí của thửa đất nhằm giúp người sử dụng đất thực hiện các quyền về đất đai như tặng cho, mua bán, thừa kế đất đai,…
  • Bên cạnh đó trích lục thửa đất cũng giúp nhà nước thuận tiện hơn trong quá trình quản lý đất đai, trong tiến hành các thủ tục thu hồi đất; giao đất; cho thuê đất; chuyển mục đích sử dụng đất; công nhận quyền sử dụng đất.

Khác với trích lục thửa đất, trích lục bản đồ địa chính không chỉ thể hiện thông tin của một thửa đất mà còn bao gồm cả thông tin của cả một khu đất. 

Trích lục bản đồ địa chính là bản can vẽ trên giấy hoặc trên bản đồ kỹ thuật số mô tả chính xác ranh giới, phạm vi một khu vực đất nhất định nào đó lên bản đồ địa chính. Thông qua bản trích lục bản đồ địa chính, cơ quan nhà nước quản lý về đất đai cũng như người sử dụng đất biết rõ vị trí tọa lạc, số thứ tự thửa đất, số tờ bản đồ, số thửa; địa chỉ thửa đất; diện tích, mục đích sử dụng, tên chủ sở hữu thửa đất; các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất; bản vẽ thửa đất (sơ đồ, chiều dài cạnh thửa), và các công trình khác liên quan, hệ thống giao thông, thủy lợi, sông, suối, …)

2. Giá trị pháp lý của trích lục bản đồ địa chính

Khác với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay một số giấy tờ khác liên quan đến đất đai, trích lục bản đồ địa chính không được coi là một văn bản pháp lý để chứng minh quyền sử dụng đất.

Trích lục bản đồ địa chính chỉ là cơ sở cung cấp các thông tin, đặc điểm về một thửa đất hoặc một khu vực đất nhất định.

3. Ý nghĩa của trích lục bản đồ địa chính

Trích lục bản đồ địa chính có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ quan có thẩm quyền về đất đai và người sử dụng đất. Bởi trên cơ sở những nội dung thông tin thể hiện qua trích lục bản đồ địa chính mà cơ quan quản lí đất đai sẽ thực hiện đúng quyền quản lí với người sử đụng đất, đồng thời người sử dụng đất có cơ sở để thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và quyền của người sử dụng đất như tặng cho, chuyển nhượng,.. Đặc biệt, trích lục bản đồ địa chính còn đóng vai trò là một trong những chứng cứ quan trọng khi có tranh chấp về đất đai xảy ra.

4. Các cơ quan có nghĩa vụ trích lục bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính được quản lý  bởi Văn phòng đăng ký đất đai, đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh; Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện. 

5. Các trường hợp cần cấp trích lục bản đồ địa chính

Trường hợp 1: Trường hợp đất chưa có bản đồ địa chính và chưa có trích đo thửa đất
Theo khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành luật đất đai 2013, quy định trong trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa có trích đo địa chính thửa đất thì Văn phòng đăng ký đất đai có nghĩa vụ trích lục bản đồ địa chính đối với thửa đất, khu vực đất đó.

Trường hợp 2: Người xin giao đất, thuê đất có yêu cầu đến cơ quan nhà nước quản lý về đất đai
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT: “Nếu trong quá trình xin giao đất, thuê đất, người dân có yêu cầu cần trích đo địa chính thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm phải thực hiện. Bên cạnh đó với những nơi đã có bản đồ địa chính, thì cơ quan tài nguyên môi trường cũng có nhiệm vụ cung cấp trích lục bản đồ địa chính.”

Trường hợp 3: Giữa những người sử dụng đất xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản liên quan
Khi giải quyết tranh chấp đất đai, trích lục bản đồ địa chính là căn cứ quan trọng để xác định một cách rõ ràng, chính xác nhất ranh giới, diện tích đất. Cơ quan quản lý đất đai sẽ tiến hành so sánh diện tích đất và ranh giới đất của mỗi hộ trên trích lục bản đồ địa chính và trên thực tế. Khi đó sẽ giải quyết được tranh chấp xảy ra giữa các hộ trên cùng một khu đất.

Trường hợp 4: Ranh giới đất bị mờ hoặc bị mất
Ở những vùng trung du và miền núi, sau thời gian dài sử dụng, đường phân giới hạn giữa các thửa đất có thể bị mờ hoặc bị mất. Khi đó, cơ quan nhà nước quản lý về đất đai sẽ thông qua trích lục bản đồ địa chính để xác định được giới hạn từng thửa đất, nhiều trường hợp còn dùng để xác định tính chất đất. Từ đó có thể xác định được lại mốc ranh giới.

Trường hợp 5: Thực hiện các quyền của người sử dụng đất, như tiến hành các giao dịch đối với đất đai
Khi người sử dụng đất thực hiện các giao dịch đối với đất đai thì trích lục bản đồ địa chính là một trong những yếu tố không thể thiếu trong hồ sơ thủ tục tiến hành. Trích lục bản đồ địa chính là cơ sở để người sử dụng đất biết diện tích, hình dáng, vị trí,.. của thửa đất trên thực tế mà mình giao dịch. 

Trên đây chỉ là một số trường hợp phổ biến thường gặp. Nếu có bất cứ khó khăn nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

 Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ trích lục giấy tờ hành chính Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm