Người được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được xem là chủ sở hữu của một hay nhiều nhãn hiệu đã đăng ký và họ khi đăng ký xong sẽ được hưởng quyền đối với nhãn hiệu trong phạm vi bảo hộ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đồng thời trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Khi có bất kỳ có tranh chấp nào xảy ra, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được pháp luật Nhà nước bảo vệ. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thủ tục đăng ký thương hiệu cá nhân” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Quy định về đăng ký hiệu cá nhân
Căn cứ theo Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ có quy định về quyền nộp đơn đăng ký thương hiệu cá nhân như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, logo dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.
4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.
5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.“
Hồ sơ đăng ký thương hiệu cá nhân
Hồ sơ đăng ký thương hiệu cá nhân cần phải có các bao gồm các tài liệu sau:
+ Tờ khai đăng ký thương hiệu cá nhân: Nội dung của tờ khai cần phải có các thông tin như:
– Mẫu nhãn hiệu
– Mô tả mẫu nhãn hiệu
– Thông tin chủ đơn đăng ký
– Thông tin tổ chức Đại diện sở hữu công nghiệp (nếu nộp thông qua đại diện)
– Thông tin về số lượng nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký
– Thông tin về chi phí đăng ký…
Về thông tin chủ đơn đăng ký, chủ sở hữu cần cung cấp các thông tin về tên chủ đơn, địa chỉ chủ đơn:
(i) Đối với chủ đơn là công ty, tên và địa chỉ chủ đơn được liệt kê theo Giấy đăng ký kinh doanh được cập nhật gần đây nhất
(ii) Đối với chủ đơn là cá nhân, tên và địa chỉ chủ đơn theo Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của chủ đơn còn thời hạn sử dụng.
+ Mẫu nhãn hiệu, thương hiệu (5 mẫu – 2 mẫu nhãn đi kèm với 2 đơn đăng ký, 5 mẫu nhãn nộp cùng với hồ sơ đăng ký);
– Giấy ủy quyền cho việc đăng ký thương hiệu cá nhân (nếu nộp thông qua Đại diện sở hữu công nghiệp thì chủ sở hữu cần ủy quyền cho cơ quan đại diện đó để họ thay mặt mình tiến hành tất cả các thủ tục liên quan đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bao gồm cả việc nhận hồ sơ, giấy tờ và trả lời công văn thẩm định từ Cục Sở hữu trí tuệ)
Thủ tục đăng ký thương hiệu cá nhân
Thủ tục đăng ký thương hiệu cá nhân sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Tra cứu thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký
Để đánh giá khả năng bảo hộ của logo, thương hiệu xem có trùng hoặc gây nhầm lẫn với logo thương hiệu của chủ đơn khác đã nộp trước đó hay chưa? Chúng ta cần tiến hành thủ tục tra cứu thương hiệu trước khi đăng ký.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ đăng ký thương hiệu cho cá nhân
Trong trường hợp kết quả tra cứu nhãn hiệu có khả năng đăng ký, khách hàng sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký (hồ sơ đăng ký đã được chúng tôi tư vấn chi tiết trong bài viết)
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ
Trường hợp được khách hàng ủy quyền, Luật Hoàng Phi sẽ thay mặt khách hàng nộp đơn đăng ký thương hiệu cá nhân sớm nhất để có ngày ưu tiên cho khách hàng;
Bước 4: Theo dõi đơn đăng ký thương hiệu cho cá nhân tại Cục sở hữu trí tuệ
Đơn đăng ký thương hiệu cá nhân sẽ trải qua 03 giai đoạn thẩm định như sau:
+ Thẩm định hình thức đơn đăng ký thương hiệu cá nhân (1 – 2 tháng sau khi nộp đơn)
+ Đăng công báo công bố đơn đăng ký (1-2 tháng sau khi có công văn chấp nhận hình thức)
+ Xét nghiệm nội dung đơn đăng ký logo (20 tháng sau khi đăng công báo)
+ Nộp phí cấp giấy chứng nhận đăng ký logo, thương hiệu (1-2 tháng sau khi có thông báo nội dung)
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu cá nhân
Trường hợp đơn đáp ứng yêu cầu bảo hộ, chủ sở hữu sẽ được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu cá nhân
Mời các bạn xem thêm bài viết
- CÁ NHÂN CÓ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU CHO RIÊNG MÌNH HAY KHÔNG?
- CÓ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU CHO CÁ NHÂN KHÔNG?
- NĂM 2023 XE TRỐN ĐĂNG KIỂM SẼ BỊ XỬ LÝ THẾ NÀO?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục đăng ký thương hiệu cá nhân” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Thủ tục khởi kiện quyết định hành chính, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 . Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự liên quan đến các tài sản cần đăng ký của người dưới 18 tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Hơn nữa, cá nhân chỉ có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp hoặc sản phẩm do mình đưa ra thị trường do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
Người chưa thành niên không được quyền thành lập, quản lý, góp vốn vào doanh nghiệp để tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do đó, cá nhân chưa đủ 18 tuổi thì không được đứng tên chủ sở hữu văn bằng bảo hộ mà phải thông qua người đại diện theo pháp luật của cá nhân đó.
Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu cá nhân sẽ có hiệu lực 10 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký. Trong vòng 6 tháng trước hoặc sau khi khi giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu cá nhân hết hạn, chủ sở hữu cần tiến hành thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ để tiếp tục được duy trì hiệu lực thêm 10 năm nữa.
Chủ thể có yếu tố nước ngoài chỉ có thể thông qua Tổ chức đại diện Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam để nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu (Công ty Luật Việt An là một trong các tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ tại Việt Nam).
Lưu ý: Cá nhân, tổ chức nước ngoài là chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật của nước xuất xứ có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam trong đơn đăng ký nhãn hiệu. So với đơn yêu cầu đăng ký chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài cần có tài liệu chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại nước có chỉ dẫn địa lý đó, nếu là chỉ dẫn địa lý của nước ngoài.