Trồng cần sa trong nhà bị xử lý thế nào?

bởi
Trồng cần sa trong nhà bị xử lý thế nào?

Trên thực tế, một số người dân tin theo những đồn thổi về tác dụng thần kỳ của cây cần sa trong chữa bệnh hay trong chăn nuôi, dẫn đến việc trồng cây cần sa, vi phạm pháp luật mà không biết. Vậy trồng cần sa trong nhà bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Cần Sa là gì ?

Cần sa còn được gọi là marijuana/cannabis, cỏ, là một loại thuốc thần kinh từ cây Cannabis được sử dụng cho mục đích y tế hoặc giải trí. Chất kích thích thần kinh chính của cần sa là tetrahydrocannabinol (THC), một trong 483 hợp chất đã biết trong cây này, bao gồm ít nhất 65 loại cannabinoid khác. Cần sa có thể được sử dụng bằng cách hút thuốc, hít hơi, trộn vào trong thực phẩm, hoặc như một chất chiết xuất.

Cần sa có tác dụng về tinh thần và thể chất, chẳng hạn như tạo cảm giác “phê” hoặc “bay bổng”, thay đổi chung về nhận thức, tâm trạng hào hứng và làm tăng sự thèm ăn. Khởi đầu của các hiệu ứng là trong vòng vài phút khi hút thuốc, và khoảng 30 đến 60 phút khi nấu chín và ăn. Các tác dụng này kéo dài từ hai đến sáu giờ.

Tác dụng phụ ngắn hạn có thể bao gồm giảm trí nhớ ngắn hạn, khô miệng, kỹ năng vận động bị suy giảm, mắt đỏ và cảm giác hoang tưởng hoặc lo lắng. Tác dụng phụ lâu dài có thể bao gồm gây nghiện, giảm khả năng tâm thần ở những người bắt đầu hút từ tuổi thanh thiếu niên, và các vấn đề hành vi ở trẻ em có mẹ sử dụng cần sa trong khi mang thai. Các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng cần sa và nguy cơ rối loạn tâm thần, mặc dù việc này còn đang gây tranh cãi.

Cần sa chủ yếu được sử dụng để giải trí hoặc như một loại thuốc chữa bệnh, mặc dù nó cũng có thể được sử dụng cho các mục đích tâm linh. Trong năm 2013, từ 128 đến 232 triệu người đã sử dụng cần sa (2,7% đến 4,9% dân số toàn cầu trong độ tuổi từ 15 đến 65). Đây là loại thuốc bất hợp pháp được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới và Hoa Kỳ. Các quốc gia có mức sử dụng cao nhất trong số những người trưởng thành vào năm 2018 là Zambia, Hoa Kỳ, Canada và Nigeria.Trong năm 2016, 51% người dân ở Hoa Kỳ đã từng sử dụng cần sa. Khoảng 12% đã sử dụng nó trong vòng 1 năm, và 7,3% đã sử dụng nó trong vòng 1 tháng. Vậy, hiện nay pháp luật quy định việc trồng cần sa trong nhà bị xử lý như thế nào ?

Trồng cần sa trong nhà bị xử lý thế nào ?

Trong thành phần của cần sa có gây nghiện gần tương tự như ma túy; cho nên người hút sẽ dần bị lệ thuộc vào cần sa và dẫn đến bị nghiện. Dần dần, người nghiện sẽ tăng liều, hay tìm kiếm những loại ma túy mạnh hơn. Với tính chất nguy hiểm đó, việc trồng cây cần sa với bất cứ mục đích gì cũng bị pháp luật nghiêm cấm và trừng trị.

Căn cứ khoản 3 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về phòng chống và kiểm soát ma túy, người trồng cây cần sa với số lượng nhỏ (dưới 500 cây) và vi phạm lần đầu, có thể bị xử phạt hành chính từ 2 triệu đến 5 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 6 Điều 21 nghị định này. Đối với trường hợp người vi phạm là người nước ngoài, tùy theo mức độ vi phạm, có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo khoản 7 Điều 21 nghị định này.

Đối với người vi phạm đã được giáo dục 2 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống, hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này, hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, hoặc trồng cần sa có số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm theo quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Trường hợp người phạm tội đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 4 Điều 247 Bộ luật Hình sự năm 2015. Người phạm tội có tổ chức, hoặc trồng trên 3.000 cây trở lên, hoặc tái phạm nguy hiểm, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm. Ngoài các hình phạt trên, khoản 3 Điều 247 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định người vi phạm còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Hy vọng bài viết có ích đối với quý độc giả !

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư X hãy liên hệ

Hotline: 0833.102.102

Câu hỏi liên quan

Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không?

Như vậy, nếu bạn không hề biết mà vận chuyển ma túy thì bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy vì không thỏa mãn dấu hiệu.

Tội phạm ma túy là gì?

Tội phạm ma túy là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người từ đủ 16 tuổi trở lên; có năng lực trách nhiệm hình sự, cố ý thực hiện một trong các hành vi nghiêm cấm nêu trên; các hành vi này xâm phạm đến chế độ quản lý của nhà nước đối với chất ma túy; tiền chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần; gây hậu quả nghiêm trọng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, trật tự xã hội, đạo đức; và sức khỏe của con người.

Hình phạt cao nhất với tội phạm ma túy là gì?

Hình phạt cao nhất đối với các loại tội phạm về ma túy theo quy định của Bộ luật Hình sự lên tới 20 năm tù; tù chung thân hoặc tử hình.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm