Việc thu một khoản lợi nhuận khổng lồ khiến cho nhiều người bất chấp việc vi phạm pháp luật để trông cây thuốc phiện kiếm lời. Hành vi này sẽ bị xử phạt như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ:
- Bộ luật Hình sự 2015
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
1. Trồng thuốc phiện là hành vi vi phạm pháp luật.
Thuốc phiện hay cần sa hay các loại cây có chưa chất ma túy là những loại có chứa chất kích thích, làm tê liệt thần kinh và khiến người khác mất kiểm soát hành chi của người sử dụng. Việc mất kiểm soát này sẽ dễ khiến người sử dụng có hành vi vi phạm pháp luật. Chính vì vậy mà pháp luật nghiêm cấm việc sử dụng những loại chất kích thích này. Và việc trồng những loại cây này nhằm kinh doanh, thu lợi là hành vi vi phạm pháp luật.
Trong đó:
Ma túy là tên gọi chung chỉ những chất kích thích thần kinh có hiệu ứng gây ngủ. Tại đa số các nước, từ này đã trở nên đồng nghĩa với các hợp chất opioid, thường là morphine và heroin, cũng như dẫn xuất của nhiều hợp chất được tìm thấy trong mủ thuốc phiện thô. Ba loại chính là morphine, codeine và thebaine (trong khi chính thebaine chỉ có tính chất thần kinh rất nhẹ, nó là tiền chất quan trọng trong phần lớn các chất dẫn xuất thuốc phiện bán tổng hợp, như oxycodone).
Thuốc phiện hay á phiện, a phiến, nha phiến được chiết suất từ các hạt trong vỏ mầm cây anh túc hay cây thẩu thuộc họ Anh túc (Papaveraceae).
2. Hình thức xử phạt.
Tùy theo mức độ vi phạm, quy mô, tính chất của hành vi mà người phạm tội thực hiện, người trồng cây thuốc phiện sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, hình sự
Về xử phạt hành chính:
Căn cứ Khoản 3, Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì người có hành vi trồng các loại cây thuốc phiện sẽ bị phạt đến 5 triệu đồng. Cụ thể:
Về xử lý hình sự:
Đối với hành vi trồng cây thuốc phiện nhưng có mức độ nguy hiểm lớn, có quy mô, tổ chức, quy mô lớn thì người vi phạm sẽ bị xử phạt hình sự. Hình thức xử phạt áp dụng đôi với người phạm tội bị xử lý hình sự là phạt tù và phạt tiền với hình thức xử phạt bổ sung. Cụ thể tại Điều 247 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
a) Đã được giáo dục 2 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm:
a) Có tổ chức;
b) Với số lượng 3.000 cây trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
4. Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, người có hành vi trồng cây thuốc phiện nhưng đã có hành vi phá bỏ, tự nguyện giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch sẽ được xem xét miễn trách nhiệm hình sự.
Hy vọng bài viết có ích cho bạn.
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay