Trùng tên nhãn hiệu nhưng khác lĩnh vực có được bảo hộ không?

bởi MinhThu
Trùng tên nhãn hiệu nhưng khác lĩnh vực có được bảo hộ không?

Nhãn hiệu là yếu tố then chốt trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, các doanh nghiệp thường khẳng định tên tuổi của mình thông qua nhiều yếu tố như chất lượng sản phẩm, chính sách chăm sóc khách hàng, thái độ phục vụ,…. Bên cạnh đó, một yếu tố tạo nên nét ấn tượng sâu sắc đối với khách hàng là một nhãn hiệu đẹp, có độ nhận diện cao. Bài viết sau đây xin chia sẻ với các bạn quy định pháp luật về nhãn hiệu. Vì vậy việc đăng ký nhãn hiệu để được bảo hộ là một một diều vô cùng quan trọng, nhưng có không ít người thắc mắc rằng đăng ký nhãn hiệu trùng tên nhưng khác lĩnh vực kinh doanh thì có đực bảo hộ hay không, bài viết dứi đây sẽ giải đáp thắc mắc nhé!

Xin chào Luật sư X, tôi có một băn khoăn mong luật sư giải đáp: Tôi muốn đăng ký nhãn hiệu trùng tên với một nhãn hiệu đã được đăng ký là Moon shop, nhưng lĩnh vực tôi kinh doanh đó là mỹ phẩm, còn lĩnh vực họ kinh doanh là quần áo. Liệu tôi đăng ký nhãn hiệu trùng tên nhưng khác lĩnh vực như vậy thì có được bảo hộ không? Xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã quan tâm. Bộ phận hỏi đáp Luật sở hữu trí tuệ của văn phòng Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp luật

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009)

Nội dung tư vấn

Nhãn hiệu là gì?

Căn cứ Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành quy định về nhãn hiệu như sau:

16. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Từ quy định nêu trên, có thể thấy rằng, chức năng chủ yếu của nhãn hiệu đó là giúp cho khách hàng nhận ra sản phẩm của một cá nhân, doanh nghiệp cụ thể, cung cấp ra chúng nhằm để phân biệt với các hàng hóa dịch vụ của một cá nhân, doanh nghiệp khác cung cấp. Để từ đó, khách hàng có thể tiếp tục lựa chọn và mua lại các sản phẩm, dịch vụ đó trong tương lai. Với chức năng này, có thể thấy nhãn hiệu còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc triển khai các chương trình quảng cáo, marketing của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dễ dàng khẳng định vị thể và in sâu vào tiềm thức người tiêu dùng với sản phẩm chất lượng họ cung cấp. Mặt khác, nhãn hiệu còn thúc đẩy ngược trở lại các chủ thể sản xuất ra nó, thôi thúc họ phải không ngừng nỗ lực cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để xứng đáng với kỳ vọng của người tiêu dùng.

Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, việc sao chép nhãn hiệu hoặc làm hàng giả, hàng nhái diễn ra tràn lan. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến những doanh nghiệp tạo dựng và cung cấp các sản phẩm chất lượng ra thị trường. Do đó, để được pháp luật bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu thì trước hết nhãn hiệu đó phải đảm bảo những điều kiện nhất định.

Trên thế giới có rất nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất, kinh doanh 1 loại sản phẩm ví dụ như:

Sản xuất mì tôm: Hảo hảo, Omachi, Kokomi

Sản xuất điện thoại: Oppo, Samsung, Nokia,…

Bảo hộ nhãn hiệu ngày càng có vai trò quan trong thời bối cảnh nền kinh tế phát triển và hội nhập sâu rộng như hiện nay. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Vậy đăng ký nhãn hiệu trùng tên có  phạm pháp luật hay không? Có đăng ký được không?

Đăng ký nhãn hiệu trùng tên những khác lĩnh vực thì có được bảo hộ không?

Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.

– Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

Xem thêm: Tại sao công ty phải khắc con dấu

Khả năng phân biệt của nhãn hiệu

Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể.

Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;

– Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;

– Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

– Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;

– Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;

– Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá;

– Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;

– Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.”

Xem thêm: Thủ tục trả con dấu khi giải tỏa doanh nghiệp

Như việc đăng ký nhãn hiệutrùng tên nhưng khác lĩnh vực không bị vi phạm pháp luật còn được Cục sở hữu trí tuệ chấp thuận bảo hộ hay không thì phải xét đến nhiều yếu tố như đã phân tích. Trên thực tế, các cơ sở doanh nghiệp vẫn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu mặc dù biết là bị trùng tên với cơ sở doanh nghiệp khác nhưng khả năng được bảo hộ là rất thấp vì có một số trường hợp kể cả không được trùng hoặc tương tự với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trước đó nhưng cũng không được bảo hộ đó là “Nhãn hiệu nổi tiếng”. Vì nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam, việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng. .Vì vậy khuyến cáo không nên đăng ký nhãn trùng tên, mặc dù khác lĩnh vực kinh doanh.  bởi hầu hết các nhãn hiệu trùng tên sẽ không được bảo hộ.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h2″ question-0=”Điều kiện để được bảo hộ đối với nhãn hiệu là gì?” answer-0=”ăn cứ Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ quy định như sau: Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. 2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Như vậy, để được bảo hộ đối với nhãn hiệu cần phải hội tụ đủ 2 yếu tố. Thứ nhất đó là nhãn hiệu có thể được nhìn thấy được thông qua các dấu hiệu chữ cái, từ, ngữ, hình vé, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc kết hợp các yếu tố chữ cái, từ ngữ và các dấu hiệu hình, được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc. Yếu tố màu sắc cũng là yếu tố quan trọng, không thể thiếu đối với nhãn hiệu hàng hóa bởi ưu điểm gây ấn tượng đối với thị giác con người, qua đó nó giúp cho nhãn hiệu thực hiện được chức năng phân biệt của mình. ” image-0=”” headline-1=”h2″ question-1=”Thương hiệu và nhãn hiệu khác nhau như thế nào?” answer-1=”Nhãn hiệu là dấu hiệu nhận diện thường được thể hiện bằng hình ảnh, chữ của LOGO. Thương hiệu là thứ vô hình định vi trong tiềm thức của khách hàng. Nhãn hiệu là dấu hiệu nhận diện của một thương hiệu.” image-1=”” headline-2=”h2″ question-2=”Con dấu là gì?” answer-2=”Con dấu được hiểu là một hình thức kí hiệu đặc biệt, dùng để phân biệt giữa tổ chức này với tổ chức khác hay cá nhân này với cá nhân khác một cách đơn giản, rõ ràng và đặc biệt là có độ chính xác cao. Và con dấu công ty là biểu tượng thường xuất hiện trên văn bản, giấy tờ của một công ty. Việc xuất hiện của con dấu thường được xét về tính “có hiệu lực pháp lý” hay không của một văn bản. Luật Doanh nghiệp 2014 quy định rõ về con dấu như sau: Điều 44. Con dấu của doanh nghiệp 1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau: a) Tên doanh nghiệp; b) Mã số doanh nghiệp. 2. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 3. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty 4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu. 5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm