Tù treo là gì? Án treo là gì? Đây là băn khoăn của rất nhiều độc giả gửi tới Luật sư X. Qua bài viết và video này thì chúng ta hãy cùng đi để làm rõ.
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn
Tù treo là gì? Án treo là gì?
Tù treo là một cách gọi khác của án treo; đây là một chính sách khoan hồng và nhân đạo của nhà nước đối với những người bị kết án tù; nhưng phải đáp ứng những điều kiện nhất định để được chấp hành án tại địa phương nơi cư trú. Khái niệm tù treo hay án treo được quy định cụ thể:
Khi xử phạt tù không quá 03 năm; căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ; nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù; thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm; và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
Trong thời gian thử thách; Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.
Trong thời gian thử thách; nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 2019 02 lần trở lên; thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới; thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước; và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.
Điều kiện được hưởng tù treo là gì?
Tất nhiên khi bị kết án tù thì không phải trường hợp nào cũng sẽ được xét cho hưởng án treo; mà phải căn cứ vào những điều kiện cụ thể để tòa án ra phán quyết. Thông thường để được hưởng án treo thì người phạm tội cần đáp ứng điều kiện:
- Điều kiện về thời gian phạt tù: Hình phạt tù khi bị tuyên không quá 3 năm;
- Điều kiện về nhân thân: Nhân thân phải trong sạch; không có tiền án tiền sự; lao động và có nhiều thành tích nổi bật góp phần xây dựng đơn vị, xã hội;
- Điều kiện về mức độ vi phạm: Khi xảy ra tội phạm thì có những hành động khắc phục; thành khẩn khai báo; ăn năn hối cải…; để có đủ những tình tiết giảm nhẹ tội danh đã mắc phải;
- Điều kiện về hội đồng xét xử: Trong một phiên tòa thì hội đồng xét xử là cơ quan cao nhất; sự thể hiện trong phiên tòa rất quan trọng; để những thẩm phán thấy rằng không nhất thiết phải tách người vi phạm ra khỏi xã hội để ngồi tù.
Trường hợp ngoại lệ
Ngoài ra, đối với những đối tượng đặc biệt thì dù đủ điều kiện về thời gian phạt tù cũng khó được xét hưởng án treo, ví dụ:
- Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
- Bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã;
- Phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo;
- Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội;
- Người phạm tội nhiều lần;
- Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
Về cơ bản thì đây được coi là những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Để hưởng án treo thì việc có nhiều tình tiết giảm nhẹ là chưa đủ; phải ít hoặc không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm này!
Thời gian thử thách tù treo là bao lâu?
Thời gian thử thách là một yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa án treo và án thường. Đối với trường hợp tù ngồi thông thường; thì khi kết thúc thời gian chấp hành án được coi là đã thi hành xong bản án. Tuy nhiên đối với tù treo thì sẽ cấp đáp ứng thêm một khoảng thời gian thử thách nữa:
Trong thời gian thử thách; Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan; tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó..
Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên; thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới; thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước; và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.
Thời gian thử thách thông thường sẽ bằng 2 lần hình phạt tù đã tuyên…
Tất nhiên, thời gian thử thách có thể được rút ngắn khi người vi phạm có những chuyển biến tích cực trong công tác chấp hành án; ngược lại nếu người phạm tội tiếp tục có những hành vi sai trái; vi phạm 2 lần trở lên thì buộc phải chấp hành hình phạt tù đã tuyên trước đó.
Hãy liên hệ Luật sư X khi có nhu cầu tư vấn; sử dụng dịch vụ Luật sư tranh tụng, Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự hãy liên hệ: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Cải tạo không giam giữ là một hình thức khoan hồng của pháp luật; khi người phạm tội không phải cải tạo trong nhà tù; mà có thể tiếp tục sinh sống và làm việc; để có thể đền bù và bồi thường những tổn hại đã gây ra cho nạn nhân.
Người đang hưởng án treo có thể được đi ra khỏi địa phương nếu: khai báo tạm vắng; xin phép, báo cáo trực tiếp với cơ quan trực tiếp quản lý mình; trình báo nộp sổ theo dõi cho cản sát khu vực, công an xã, thị trấn nơi người đó đến tạm trú.
Người đang hưởng án treo muốn thay đổi nơi cư trú, đến sinh sống ở nơi khác thì phải xin phép Tòa án đã ra bản án, quyết định cho hưởng án treo. Chỉ khi được Tòa án cho phép người đang hưởng án treo mới được thay đổi nơi cư trú