Mua bán xe cũ, mua bán xe không giấy tờ là hoạt động rất phổ biến. Nhiều người băn khoăn về việc những rủi ro có thể xảy ra khi mua xe cũ, xe không giấy tờ. Hãy cùng LSX tìm hiểu nhé!
LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau
Căn cứ:
Nội dung tư vấn:
Trách nhiệm hành chính
Trước tiên, chúng ta đều biết rằng, việc mua bán xe không giấy tờ thì khi tham gia giao thông sẽ luôn lo lắng vì có thể bị xử phạt hành chính bất ky lúc nào. Cụ thể:
Thứ nhất, căn cứ tại điểm b Khoản 3 Điều 17 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định;
b) Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp;”
Và theo quy định tại Điểm g Khoản 1 điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì:
“Điều 78. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính”
Trách nhiệm hình sự
Ngoài ra, trong trường hợp không may mà chiếc xe mua lại là xe có được ro ăn cắp, ăn trộm hoặc hành vi phạm tội khác thì Điều 323 Bộ luật Hình sự năm 2015, ta có quy định về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:
“1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Như vậy, có thể thấy điều kiện để xác định một người phạm Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đó là người này phải biết rõ là tài sản do người khác phạn tội mà có mà vẫn mua bán, chứa chấp, tiêu thụ. Do đó, trường hợp này có thể có 2 trường xảy ra:
Trường hợp 1 – Không biết xe do phạm tội mà có. Trường hợp này không có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Người mua lại là người chiếm hữu ngay tình, nên theo quy định của pháp luật dân sự, người mua phải trả lại xe cho chủ cũ bị mất và được nhận lại số tiền mua xe.
Trường hợp 2 – Biết rõ là tài sản do người khác phạm tội mà có. Trường hợp này có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, cơ quan công an sẽ điều tra, xác minh.