Để bảo đảm tính ổn định, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống pháp luật phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày 14/6/2019, Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ. Luật này đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới so với trước đây về sáng chế, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Sáng ngày 16/6/2022, Quốc hội đã chính thức biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022. Vậy hiện nay Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ 2019 còn hiệu lực không?
Để giải đáp vấn đề trên, bạn đọc cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Thuộc tính pháp lý văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ 2019
Số hiệu: | 07/VBHN-VPQH | Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất | |
Nơi ban hành: | Văn phòng quốc hội | Người ký: | Nguyễn Hạnh Phúc | |
Ngày ban hành: | 25/06/2019 | Ngày hợp nhất: | 25/06/2019 | |
Ngày công báo: | 01/09/2019 | Số công báo: | Từ số 693 đến số 694 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung của văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ
Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH quy định những nội dung sau:
Thứ nhất, quy định chung
Gồm những nội dung chính như sau:
- Phạm vi và đối tượng điều chỉnh;
- Căn cứ phát sinh quyền sở hữu trí tuệ;
- Chính sách của Nhà nước đối với quyền sở hữu trí tuệ;
- Quyền và trách nhiệm của các chủ thể trong việc thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;
- Nội dung và trách nhiệm quản lý nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực về sở hữu trí tuệ.
Thứ hai, quyền tác giả và quyền liên quan
Gồm những nội dung chính như sau:
- Điều kiện bảo hộ độc quyền;
- Nội dung, những giới hạn quyền và thời hạn bảo hộ;
- Quy định về chủ sở hữu như cách xác định những chủ thể nào sẽ là chủ sở hữu…
- Quy định về chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan gồm chuyển nhượng quyền, chuyển quyền sử dụng;
- Quy định về chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan như hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp, thời hạn cấp…
- Quy định về tổ chức đại diện, tư vấn, dịch vụ quyền như định nghĩa thuật ngữ, nội dung thực hiện…
Thứ ba, quyền sở hữu công nghiệp
Gồm những nội dung chính như sau:
- Điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
- Quy định về xác lập quyền sở hữu công nghiệp, gồm quyền đăng ký bảo hộ, cách thức nộp đơn, các vấn đề về vấn đề văn bằng bảo hộ; giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ, những yêu cầu đối với đơn đăng ký…
- Thủ tục xử lý hồ sơ đăng ký bảo hộ và cấp văn bằng bảo hộ; đơn quốc tế, đề nghị quốc tế và xử lý đơn quốc tế, đề nghị quốc tế;
- Quy định về chủ sở hữu, nội dung và giới hạn quyền sở hữu công nghiệp;
- Quy định chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
- Quy định đại diện sở hữu công nghiệp, bao gồm điều kiện thực hiện đại diện, nội dung dịch vụ, phạm vi thực hiện…
Thứ tư, quyền đối với giống cây trồng
Gồm những nội dung chính như sau:
- Quy định điều kiện bảo hộ;
- Quy định về xác lập quyền gồm các nội dung như giấy tờ cần cung cấp trong bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ, quy trình thực hiện, các vấn đề về văn bằng bảo hộ giống cây trồng…
- Quy định về nội dung và giới hạn quyền đối với giống cây trồng;
- Quy định về chuyển giao quyền đối với giống cây trồng như quyền của các bên trong hợp đồng chuyển giao quyền…
Tải Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ 2019
Hiệu lực của văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ 2019
Theo quy định tại Điều 3. Hiệu lực thi hành của văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ 2019, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2019, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
Các quy định về sở hữu trí tuệ tại Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 14 tháng 01 năm 2019 đối với các trường hợp sau đây:
a) Đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp có ngày nộp đơn từ ngày 14 tháng 01 năm 2019;
b) Yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý được cấp trên cơ sở đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp có ngày nộp đơn từ ngày 14 tháng 01 năm 2019;
c) Yêu cầu chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhân hiệu được thực hiện từ ngày 14 tháng 01 năm 2019;
d) Vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được cơ quan có thẩm quyền thụ lý từ ngày 14 tháng 01 năm 2019; yêu cầu khác về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.
Hiêu lực của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023, trừ quy định về bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu âm thanh có hiệu lực thi hành từ ngày 14/01/2022 và quy định về bảo hộ dữ liệu thử nghiệm dùng cho nông hóa phẩm có hiệu lực thi hành từ ngày 14/01/2024.
Điểm mới của văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ 2019
1. Chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu không được sử dụng liên tục 5 năm:
– Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu. Việc sử dụng nhãn hiệu bởi bên nhận chuyển quyền theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu cũng được coi là hành vi sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu (Khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ 2019).
– Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ 5 năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực.
2. Thay đổi tiêu chí xác lập quyền sở hữu công nghiệp với chỉ dẫn địa lý:
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luât Sở hữu trí tuệhoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Thay vì như trước đây, quyền này được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ tiếp tục kế thừa tinh thần của khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, theo đó, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký./.
Mời bạn xem thêm
- Quy định hiện hành 2022 đổi tiền rách mất phí bao nhiêu?
- Điều kiện để vay tiền ngân hàng
- Các trường hợp giảm trừ gia cảnh
- Công ty không thưởng Tết cho nhân viên có vi phạm pháp luật không?
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ 2019 còn hiệu lực không?″. LSX tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến dịch vụ Đăng ký bảo hộ logo… của chúng tôi. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho LSX thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 2 Điều 27 Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ 2019 quy định thời hạn bảo hộ quyền tài sản thuộc quyền tác giả như sau:
Tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
Tác phẩm có thông tin về tác giả có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.
Tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Trong thời hạn tác phẩm đang được bảo hộ thì người muốn dịch thuật sách, truyện của tác giả khác để sử dụng và kinh doanh sẽ cần quan tâm đến thủ tục: Xin chấp thuận của tác giả hoặc Chuyển nhượng quyền tác giả.
Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 27 Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ 2019 thì quyền nhân thân sẽ chia thành 2 trường hợp để xác định thời hạn bảo hộ. Đối với quyền nhân thân quy định tại khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ 2019 được bảo hộ vô thời hạn. Đối với quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 1 của Văn bản này thì thời hạn bảo hộ là có thời hạn và được xác định tương tự như đối với thời hạn bảo hộ của quyền tài sản.
Tại Điều 79 Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ 2019 quy định về điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ. Theo đó, tại quy định này không giới hạn chỉ dẫn địa lý đó phải là của Việt Nam.
Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 80 Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ 2019 quy định, chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài sẽ không được bảo hộ khi mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng.
Do đó, có thể thấy, chỉ dẫn địa lý của nước ngoài vẫn được bảo hộ tại Việt Nam nếu chỉ dẫn nước ngoài đó không thuộc trường hợp vừa nêu tại khoản 2 Điều 80 Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ 2019