ViruSs xóa kênh YouTube 4 triệu người đăng ký vì vi phạm bản quyền youtube. Vào ngày 1/4 nhiều người dùng internet phát hiện youTube của streamer ViruSs biến mất khỏi nền tảng. sau đó, YouTube xuất hiện 2 kênh khác của streamer này, đăng tải đoạn clip chia sẻ về lý do khóa kênh cũ.
“Có một điều tôi muốn làm từ lâu là tách kênh ra hai hướng cá nhân và reaction (bày tỏ cảm xúc)… Ngoài ra, kênh của tôi đang bị dính vấn đề bản quyền… Tôi bị cảnh cáo gần 3 ‘gậy'”, anh nói.
“Dù kênh cũ có thể bán để kiếm được tiền, tôi quyết định xóa để thử thách bản thân. Tôi không muốn vì những con số ảo mà đè nặng áp lực lên chính mình”, streamer nói thêm. Anh cho rằng đây là lúc thích hợp để tách nội dung trên kênh cũ. Vậy vi phạm bản quyền bị xử phạt thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu.
Vi phạm bản quyền youtube
ViruSs nói gì về việc xóa kệnh vì vi phạm bản quyền?
Trước đó nam streamer đã bị 2 gậy bản quyền bao gồm một clip về đồ chơi và game. “Gần đây, tôi nhận thêm một cảnh cáo nên gần như là 3 gậy nhưng kháng được”, anh nói. Kênh YouTube 4 triệu lượt theo dõi của ViruSs được tạo vào ngày 2/3/2015 với 2.635 video đăng tải. Tổng số lượt xem đạt 841,2 triệu, xếp hạng 51 tại Việt Nam.
Thông báo trên trang Facebook cá nhân, ViruSs cho biết 1-2 ngày nữa kênh YouTube sẽ bị xóa hoàn toàn song các video cũ vẫn được lưu giữ và đăng lại. Đoạn video chia sẻ lý do xóa kênh được nam streamer đăng tải lúc 6h sáng. 1 giờ sau, kênh ViruSs cũ bị xóa.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 131/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
Hình thức xử phạt
Xử phạt đối với hành vi vi phạm bản quyền
Áp dụng nghị định 131/2013/NĐ-CP ta có thể nêu ra được vài hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm bản quyền này:
Điều 17. Hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 29. Hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong nhà hàng, cơ sở lưu trú du lịch, cửa hàng, siêu thị mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định
Điều 34. Hành vi trích ghép bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trích ghép bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trích ghép chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập từ youtube
Đây là địa chỉ kênh đã gắn bó với anh ngay từ những ngày đầu tiên làm nghề và cũng đã gắn bó với nam streamer 6 năm nay với những nội dung độc đáo, mang màu sắc ViruSs. Mặt khác, trong video, Viruss cho biết kênh YouTube cũ đã được làm từ vài năm trước, ban đầu chỉ chia sẻ các video livestream chứ không đa dạng nội dung như hiện tại, nên hướng đi khá lủng củng, không chuẩn mực. Trong khi đó, điều anh muốn làm từ rất lâu, đó là tách kênh thành hai hướng riêng, một chuyên về cá nhân, một chuyên về “reaction” nhưng chưa thể thực hiện.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về vấn đề vi phạm bản quyền trên youtube tại Việt Nam. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp; các bạn chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay; công ty Luật sư X sđt: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Youtuber có phải đóng thuế không?” answer-0=”Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC, những người kiếm tiền từ Youtube được coi là những cá nhân kinh doanh và những cá nhân kinh doanh này sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nếu doanh thu của họ đạt mức từ 100 triệu đồng/năm trở lên.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Những video clip 18+ được đăng lên youtube bị xử phạt thế nào?” answer-0=” Điều 326 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy như sau: Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ ảnh, phim, nhạc… có nội dung khiêu dâm, đồi trụy bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Có quy định gì của pháp luật với những video độc hại trên youtube không?” answer-0=”Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm pháp luật có các chế tài xử lý khác nhau. Xử phạt hành chính Cụ thể, các hành vi làm phát tán; chia sẻ nội dung không lành mạnh; không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc; sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Ngoài quy định về xử phạt hành chính, Bộ luật Hình sự cũng quy định về các tội phạm trên không gian mạng. Cụ thể, Điều 288 Bộ luật Hình sự quy định về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính; mạng viễn thông.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]