Hiện nay, nhu cầu xây dựng nhà ở, công trình được thực hiện nhiều và thường xuyên, do vậy có nhiều trường hợp hộ gia đình, cá nhân, tổ chức không biết đến những quy định của pháp luật về xây dựng khi tiến hành xây nhà và các công trình khác, dẫn đến việc không đảm bảo được an toàn xây dựng khi thi công nhà ở, công trình. Để tránh xảy ra các trường hợp thiệt hại đáng tiếc xảy ra, bài viết sau sẽ cung cấp đến bạn đọc một số thông tin về “xây nhà có phải che chắn cát bụi hay không”? Hãy cùng Luật Sư X theo dõi thông tin dưới đây nhé!
Căn cứ
- Luật xây dựng 2014;
- Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở;
- Thông tư 05/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ.
Nội dung
1. Quy định về quản lý trong thi công xây dựng?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 05/2015 quy định về việc “quản lý trong thi công xây dựng” như sau:
a) Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m, chủ nhà được tự tổ chức thi công xây dựng và chịu trách nhiệm về an toàn xây dựng và các ảnh hưởng của việc xây dựng nhà ở đến các công trình liền kề, lân cận;
b) Đối với nhà ở dưới 7 tầng, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này, việc thi công xây dựng được tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm thi công xây dựng công trình với quy mô tương tự thực hiện. Trong quá trình thi công xây dựng, nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường, chủ nhà phải tham khảo ý kiến của thiết kế để kịp thời xử lý;
c) Đối với nhà ở từ 7 tầng trở lên, việc thi công xây dựng phải được tổ chức có đủ điều kiện năng lực thi công xây dựng theo quy định thực hiện. Chủ nhà phải chuẩn bị hồ sơ hoàn thành công trình theo quy định và thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được kiểm tra trước khi đưa công trình vào sử dụng.
Như vậy có thể thấy, đối với những công trình chẳng hạn như những nhà có tổng diện tích nhở hơn 250m2 thì chủ nhà phải là người chịu trách nhiệm về an toàn xây dựng và các ảnh hưởng của việc xây dựng đến các công trình lân cận. Điều này có nghĩa rằng, các chủ nhà, chủ đầu tư cần phải thực hiện việc che chắn cho công trình xây dựng của mình.
2. Quy định về xử phạt đối với hành vi không che chắn công trình xây dựng?
Theo quy định tại Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở quy định về xử phạt hành vi thi công xây dựng không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định như sau:
Thứ nhất: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ hoặc công trình xây dựng khác trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
Thứ hai: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng
Như vậy, có thể thấy rằng, việc tiến hành xây nhà mà không che chắn cát bụi tùy thuộc vào mức độ, tình huống cụ thể cũng có thể bị xử phạt theo quy định. Khi bạn xây nhà cần phải thực hiện các biện pháp để che chắn cát bụi để tránh gây ra sự phiền hà cho các công trình xung quanh, đồng thời còn đảm bảo được sự an toàn cho những người xung quanh gần với căn nhà của bạn.
Mong bài viết hữu ích cho các bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về kiến thức về xây dựng tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102