Xe khách đi làn đường nào?

bởi Gia Vượng
Xe khách đi làn đường nào?

Xin chào Luật sư. Tôi hiện nay đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, tôi có bằng lái xe phù hợp với lái xe khách và hiện nay doanh nghiệp gần nhà tôi đang tuyển vị trí nhân viên lái xe khách nên tôi muốn ứng tuyển vào đây. Tôi có thắc mắc rằng theo quy định xe khách đi làn đường nào? Trong trường hợp đi sai làn mức xử phạt sẽ ra sao? Mong được luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LSX. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Xe khách đi làn đường nào?

Quy tắc cụ thể về các loại biển phân làn ô tô được quy định trong Quy chuẩn 41/2019

Nhóm biển phân loại làn đường theo phương tiện được ký hiệu là nhóm R.412. Trong đó, tùy từng phương tiện sẽ có loại hình vẽ tương ứng. Trong đó biển R.412f là làn đường dành cho các loại ôtô (tức chung cả xe con, xe tải, xe buýt, đầu kéo…).

Những biển còn lại dành cho các loại phương tiện như sau:

R.412a: Làn đường dành cho ôtô khách (kể cả ôtô buýt). Trong trường hợp cần phân làn các loại xe khách theo số chỗ ngồi thì ghi số chỗ ngồi cho phép của xe khách lên thân xe trong hình vẽ của biển.

R.412b: Làn đường dành cho ôtô con.

R.412c: Làn đường dành cho ôtô tải. Trong trường hợp cần phân làn các loại xe tải theo khối lượng chuyên chở cho phép thì thì ghi trị số khối lượng chuyên chở cho phép của xe tải lên thân xe trong hình vẽ của biển.

R.412d: Làn đường dành cho xe máy: làn đường dành riêng cho xe máy và xe gắn máy (xe dưới 50 phân khối).

R.412e: Làn đường dành cho xe buýt, nếu vạch sơn phân làn dành cho xe buýt có dạng nét đứt, các xe khác có thể đi vào làn xe này nhưng phải ưu tiên cho xe buýt (phải nhường đường, chuyển sang làn khác để không ảnh hưởng đến việc vận hành của xe buýt); trường hợp vạch sơn phân làn dành cho xe buýt là nét liền, các phương tiện khác không được đi vào làn đường dành cho xe buýt.

R.412g: Làn đường dành cho xe máy và xe đạp

R.412h: Làn đường dành cho xe đạp (kể cả xe thô sơ)

Nếu một làn đường có thể cho phép nhiều loại phương tiện cùng chạy vào thì áp dụng biển gộp như biển phía trên, tức làn đường dành cho xe con và xe buýt.

Về quy cách đặt biển, các biển trong nhóm R.412 được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy. Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định).

Khi đến gần nơi đường bộ giao nhau hoặc ra, vào, dừng, đỗ bên đường, xe được phép chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn. Việc chuyển làn phải thực hiện theo đúng các quy định. Căn cứ vào vạch sơn thực tế trên đường để thực hiện việc chuyển làn cho phù hợp giữa các làn được phép lưu thông.

Ô tô con có được đi vào làn đường của xe khách không?

Theo Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008: “Người tham gia giao thông phải đi theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, đúng phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ”.

Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định cụ thể về việc sử dụng làn đường như sau:

– Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

– Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

– Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

Tại QCVN41: 2012/BGTVT, Phụ lục E ban hành kèm Thông tư 17/2012/TT-BGTVT quy định: Để chỉ dẫn cho người lái xe biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe riêng biệt, phải đặt biển số 421 (a,b,c,d) “làn đường dành riêng cho từng loại xe”.

Xe khách đi làn đường nào?
Xe khách đi làn đường nào?

Biển được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy. Tùy loại phương tiện cần quy định mà bố trí biển cho phù hợp. Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định).

Như vậy theo các quy định nêu trên, trong trường hợp có phân làn xe khách, làn xe ô tô con, thì tài xế phải tuân thủ đúng quy định, xe ô tô con không được đi vào làn đường có đặt biển ký hiệu dành riêng cho từng loại xe khác, trừ trường hợp là các xe được quyền ưu tiên.

05 quy định mà người lái xe khách phải chấp hành

Tại Khoản 1 Điều 68 Luật Giao thông đường bộ 2008 có nói về những quy định mà tài xế xe khách phải chấp hành bao gồm:

– Đón, trả hành khách đúng nơi quy định;

– Không chở hành khách trên mui, trong khoang chở hành lý hoặc để hành khách đu, bám bên ngoài xe;

– Không chở hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách;

– Không chở hành khách, hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải, số người theo quy định;

– Không để hàng hóa trong khoang chở hành khách; có biện pháp giữ gìn vệ sinh trong xe.

Trên đây là nội dung giải đáp về những quy định mà người lái xe khách phải chấp hành.

Quyền hạn và trách nhiệm của lái xe khách du lịch được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL hướng dẫn về vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận tải hành khách du lịch do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành thì: 

1. Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng mẫu đơn vị kinh doanh vận tải đã trang bị và quy định.

2. Khi vận tải khách du lịch phải mang theo hợp đồng vận tải khách du lịch hoặc hợp đồng lữ hành (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của đơn vị kinh doanh du lịch); giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch; danh sách khách theo mẫu quy định tại Phụ lục X của Thông tư liên tịch này.

3. Thực hiện đúng hợp đồng vận tải khách du lịch hoặc hợp đồng lữ hành; bảo đảm an ninh, trật tự trên xe; chỉ được dừng, đỗ đón, trả khách tại các điểm ghi trong hợp đồng; không được đón thêm khách ngoài danh sách khách; không được đón, trả khách ngoài các điểm ghi trong hợp đồng; không được tổ chức bán vé, xác nhận đặt chỗ cho hành khách đi xe dưới mọi hình thức.

4. Hướng dẫn khách lên xe, phổ biến các quy định khi đi xe, giúp đỡ khách là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em.

5. Chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

6. Quyền và trách nhiệm khác thực hiện theo quy định của pháp luật.

Mức xử phạt đi sai làn đường năm 2023

Mức phạt với hành vi vi phạm với lỗi là đi sai làn đường được quy định tại nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, trong đó tùy thuộc vào người vi phạm điều khiển phương tiện giao thông nào mà có mức xử phạt áp dụng tương ứng, cụ thể từng loại xe như sau:

– Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

+ Người tham gia giao thông điều khiển phương tiện là ô tô đi không đúng về làn đường ( làn cùng chiều/ngược chiều) hoặc phần đường theo quy định thì mức xử phạt là từ 4 000 000 đồng – 6 000 000 đồng theo điểm đ khoản 5 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm đ khoản 34 điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Ngoài ra, bị áp dụng biện pháp đồng thời là tước quyền sử dụng của giấy phép lái xe là từ 1 đến 3 tháng theo điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

+ Trường hợp mà người điều khiển phương tiện là ô tô đi không đúng làn đường (làn cùng chiều/ngược chiều) hoặc phần đường theo quy định gây ra hậu quả là tai nạn giao thông thì bị phạt tiền là 10 000 000 đồng – 12 000 000 đồng theo điểm a khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đồng thời bị tước quyền sử dụng về giấy phép lái xe là từ 2 – 4 tháng theo điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

– Đối với xe mô tô, xe gắn máy và cả xe máy điện:

+ Người điều khiển phương tiện là mô tô, xe gắn máy và cả xe máy điện đi không đúng làn đường (làn cùng chiều/ngược chiều) hoặc phần đường theo quy định thì mức xử phạt là từ 400 000 đồng – 600 000 đồng theo điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

+ Nếu vi phạm lỗi trên mà gây ra tai nạn giao thông thì bị xử phạt với mức 4 000 000 – 5 000 000 đồng theo điểm b khoản 7 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe là từ 2- 4 tháng theo điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

– Đối với xe máy chuyên dùng, máy kéo: quy định tại điểm c khoản 3, điểm a khoản 7, điểm b khoản 10 điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

+ Phạt tiền từ 400 000 – 600 000 đồng khi đi không đúng làn đường (làn cùng chiều/ngược chiều) hoặc phần đường theo quy định và bị tước bằng lái xe từ 1- 3 tháng

+ Trường hợp mà đi không đúng về làn đường (làn cùng chiều/ngược chiều) hoặc phần đường theo quy định gây ra tai nạn giao thông thì bị phạt 6 000 000 – 8 000 000 đồng, đồng thời bị tước bằng lái xe từ 2 – 4 tháng

– Đối với xe đạp, xe đạp điện và xe đạp máy: quy định tại điểm a khoản 1 điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Đi không đúng phần đường quy định thì bị phạt từ 80 000 – 100 000 đồng.

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Xe khách đi làn đường nào chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật giao thông Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Xe khách đi làn đường nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý thủ tục làm hồ sơ đơn phương ly hôn, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Làn đường là gì?

Theo khoản 3.22 của Điều 3, Quy chuẩn 41:2019 được ban hành kèm theo thông tư số 54/2019/TT-BGTVT thì làn đường được hiểu là một phần thuộc phần đường xe được chạy, theo đó làn đường sẽ được chia đường theo chiều dọc và có đủ về rộng để xe chạy an toàn, một phần đường cho xe chạy có thể có 1 hay nhiều làn đường

Vạch kẻ đường là gì?

Vạch kẻ đường: là một dạng để báo hiệu có thể được dùng kết hợp với các đèn tín hiệu, biển báo hoặc có thể dùng độc lập với mục đích để điều khiển và hướng dẫn, để nâng cao hiệu quả an toàn, khả năng lưu thông xe.

Lỗi lấn làn ngược chiều là gì?

Lỗi lấn làn ngược chiều là lỗi của người điều khiển phương tiện giao thông di chuyển ngược chiều với các phương tiện trên tuyến đường đó và có hành vi lấn làn xe dành cho các phương tiện khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm