Xin chào luật sư X, tôi tên là Trần Đức Bảo. Tôi có câu hỏi cần nhờ luật sư tư vấn cho tôi như sau: Xe khách của tôi chở được 45 người thôi nhưng vì hiện tại số người về quê dịp tết khá đông, nên tôi đã chở quá số người quy định, cụ thể là tôi chở thêm 10 người nữa. Nhưng không may trên đường tôi bị CSGT phát hiện, kiểm tra và lập biên bản. Nhưng xe này là của Chú tôi, tôi chỉ là lái thuê thôi. Vậy luật sư cho tôi hỏi rằng: Xe khách nhồi nhét người ngày Tết bị xử phạt bao nhiêu? Chủ phương tiện khi để lái xe chở quá số người quy định bị xử phạt như thế nào?
Tại bài viết dưới đây. Mời quý độc giả hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Xe khách nhồi nhét người ngày Tết bị xử phạt bao nhiêu?”. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thêm cho quý độc giả những thông tin cần thiết và bổ ích.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì khi kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống;
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất);
- Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất); không sử dụng xe cải tạo từ xe có sức chứa từ 09 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe) hoặc xe có kích thước, kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;
- Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất). Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống.
Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).
- Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
- Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
- Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
Xe khách nhồi nhét người ngày Tết bị xử phạt bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm o khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022) thì:
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
- Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 4 Điều này (trường hợp chở hành khách) bị buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện.
- Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
- Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); Điểm c, Điểm d, Điểm e Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm m Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng”.
Mức phạt với chủ phương tiện khi để nhân viên lái xe chở quá số người quy định
Căn cứ Khoản 3 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022) có quy định:
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 150.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này.
Như vậy, trường hợp nhồi nhét người, chở quá số người quy định thì cả người điều khiển và chủ phương tiện đều bị xử phạt theo mức phạt cụ thể đã trình bày ở trên.
Hành khách có các quyền và nghĩa vụ gì khi sử dụng dịch vụ vận tải hành khách
Tại Điều 71 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về quyền và nghĩa vụ của hành khách
- Hành khách có các quyền sau đây:
- Được vận chuyển theo đúng hợp đồng vận tải, cam kết của người kinh doanh vận tải về chất lượng vận tải;
- Được miễn cước hành lý với trọng lượng không quá 20 kg và với kích thước phù hợp với thiết kế của xe;
- Được từ chối chuyến đi trước khi phương tiện khởi hành và được trả lại tiền vé theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Hành khách có các nghĩa vụ sau đây:
- Mua vé và trả cước, phí vận tải hành lý mang theo quá mức quy định;
- Có mặt tại nơi xuất phát đúng thời gian đã thỏa thuận; chấp hành quy định về vận chuyển; thực hiện đúng hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe về các quy định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
- Không mang theo hành lý, hàng hóa mà pháp luật cấm lưu thông.
- Mẫu đơn khởi kiện mất xe chi tiết, đầy đủ năm 2023
- Mẫu đơn xin trích lục quyết định ly hôn năm 2023
- Thủ tục khởi kiện dân sự được diễn ra như thế nào?
- Mẫu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng mới năm 2023
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Xe khách nhồi nhét người ngày Tết bị xử phạt bao nhiêu?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là xác nhận tình trạng hôn nhân… vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. Hoặc quý khách hàng tham khảo thêm thông tin thông qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (tính cả chỗ tài xế), xe rơ – moóc và xe sơ-mi rơ-moóc, xe ô tô chuyên dùng, đều không có niên hạn sử dụng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 68 Luật Giao thông đường bộ về quy định vận tải hành khách bằng xe ô tô thì quy định đối với chở hàng đối với xe ô tô chở khách gồm:
– Không chở hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách.
– Không chở hàng hóa vượt quá trọng tải theo quy định.
– Không để hàng hóa trong khoang chở hành khách.
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 85/2014/ TT-BGTVT được quy định như sau:
Điều 4. Các quy định khi cải tạo xe cơ giới
Việc cải tạo xe cơ giới và xe cơ giới sau khi cải tạo phải phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới khi tham gia giao thông và phải tuân thủ các quy định sau đây:
Không cải tạo xe cơ giới loại khác thành xe chở người và ngược lại, trừ trường hợp xe chở người từ 16 chỗ (kể cả chỗ người lái) trở xuống thành xe chuyên dùng hoặc thành xe ô tô tải VAN.
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp ô tô chở người từ 16 chỗ (kể cả chỗ người lái) được phép cải tạo thành xe chuyên dùng hoặc ô tô tải VAN.