Một vấn đề đã trở thành “huyền thoại”, đó là đi xe trời mưa nhớ coi chừng hố ga! rất nhiều vụ tai nạn đáng tiếc đã xảy ra do người dân bị lọt hố ga. Vậy nếu xe bị lọt hố ga gây tai nạn thì ai phải chịu trách nhiệm?
Căn cứ:
- Bộ luật dân sự
- Luật giao thông đường bộ
Nội dung tư vấn
Nguyên tắc khi bồi thường là: “Ai gây ra thiệt hại, người đó phải bồi thường. Ai là chủ sở hữu của đồ vật gây thiệt hại, người đó phải bồi thường.” Vậy hố ga là thuộc sở hữu của ai, do ai quản lý?
Hố ga thì đương nhiên là công trình công cộng, thuộc về sở hữu toàn dân. Nhưng cơ quan quản lý là ai? Thực tế, đây là một câu hỏi không dễ trả lời. Chẳng hạn, theo số liệu của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thoát nước Hà Nội thì trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội có đến 57.792 hố ga các loại (số liệu từ năm 2009). Trong đó có rất nhiều đơn vị có trách nhiệm quản lý như Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thoát nước Hà Nội, EVN (điện lực), công ty bưu chính viễn thông (bưu chính), Sở giao thông vận tải,…
Theo nguyên tắc, nếu hố ga mất nắp, hư hỏng do cơ quan quản lý không kịp thời theo dõi, giám sát, sửa chữa hư hỏng thì cơ quan đó sẽ có trách nhiệm bồi thường (theo điều 584 bộ luật dân sự).
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Tuy nhiên, nếu rơi vào trường hợp bất khả kháng theo khoản 2 điều 584 nêu trên, cơ quan quản lý hố ga sẽ không phải bồi thường. Đó là trường hợp tai nạn do sự kiện bất khả kháng gây ra. Tức là nếu do thiên tai, bão lũ bất ngờ, dù cơ quan quản lý đã cố gắng cảnh báo, sửa chữa nhưng do nhiều hạn chế khách quan mà không thể đảm bảo an toàn gây ra tai nạn, thì cơ quan đó sẽ không phải bồi thường.
Hoặc một trường hợp khác là nếu hư hỏng trên đường do người thứ ba khác gây ra, hoặc nạn nhân không tuân thủ luật giao thông, biển cảnh báo nguy hiểm dẫn đến tai nạn thì cơ quan quản lý cũng sẽ không phải bồi thường
Trên đây chỉ là lý thuyết. Còn thực tế thì chỉ riêng việc tìm được đúng cơ quan quản lý đã khó, tìm được người chịu trách nhiệm còn khó hơn. Bởi nhiều khi các đơn vị khác không phải cơ quan trực tiếp quản lý tiến hành thi công, thực hiện các thao tác gây hư hỏng hố ga dẫn đến tai nạn thì chính các đơn vị này mới phải bồi thường. Do vậy, rất dễ dẫn đến tình trạng các cơ quan đơn vị sẽ đá quả bóng trách nhiệm cho nhau, gây khó khăn cho nạn nhân và gia đình khi đòi bồi thường.
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ ly hôn tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102