Căn cứ:
- Luật giao thông đường bộ 2008
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
Nội dung tư vấn:
1. 03 trường hợp được phép chở 3 bằng xe máy.
Theo Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở 1 người, trừ trường hợp sau thì được chở tối đa 2 người:
- Thứ nhất, trong trường hợp khẩn cấp phải chở người bệnh đi cấp cứu. Trường hợp này, việc có thêm 1 người thứ ba để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
- Thứ hai, chở người thứ 3 là người dưới 14 tuổi. Đây là độ tuổi cần phải có người trông giữ hoặc việc chiếm diện tích trên xe không gây ảnh hưởng lớn đến việc điều khiển.
- Thứ ba, Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ có thẩm quyền. Nhằm phòng tránh việc bỏ trốn/gây nguy hiểm của người có hành vi phạm tội.
Cụ thể hóa tại Điều 30 Luật giao thông đường bộ 2008:
Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 14 tuổi.
…
Như vậy, chỉ trong 03 trường hợp trên thì việc kẹp 3 mới được cho phép. Còn lại, hành vi chở người quá số lượng quy định bằng xe máy (trên 2 người) là hành vi vi phạm pháp luật.
2. Mức xử phạt.
Rõ ràng, hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ phải chịu phạt. Và việc chở 3,4 vượt quá mức cho phép, người vi phạm sẽ phải chịu xử phạt. Mức phạt sẽ tăng lên căn cứ vào số lượng người chở quá quy định. Cụ thể: :
Thứ nhất, đối với hành vi chở 2 người:
Phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng trong trường hợp người điều khiển chở theo 2 người trên xe. Cụ thể tại điểm l khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
…
3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
l) Chở theo 02 (hai) người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
Thứ hai, đối với hành vi chở từ 3 người:
Phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng và tước GPLX từ 01 đến 03 tháng trong trường hợp người điều khiển chở theo từ 3 người trở lên trên xe Cụ thể tại điểm b khoản 4, điểm b khoản 12 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
…
12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
….
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm i, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm đ Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7; Điểm a Khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Như vậy, hành vi kẹp 3 có thể bị phạt đến 400.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe.
Hy vọng bài viết có ích cho bạn!
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Xe máy kẹp 3 lúc nào thì không bị phạt? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.