Thời đại công nghệ ngày càng bùng nổ dẫn theo đó là những hệ lụy khó lường là những cá nhân, tổ chức bất hảo lợi dụng như một công cụ để phạm tội, trục lợi từ người dùng điện tử. Đáng báo động nhất là phi vụ đánh bạc qua mạng đang là gây nhức nhối trong xã hội. Trên thực tế, vô số các vụ án liên quan đến đánh bạc qua mạng hết sức tinh vi và nguy hiểm đã bị phát giác và xử lý. Như vậy hành vi đánh bạc qua mạng biểu hiện là gì? Quy định hiện nay sẽ xử lý hình sự đối với tội đánh bạc qua mạng thế nào? Sau đây hãy cùng Luật sư X tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý:
- Bộ Luật hình sự 2015 ( Sửa đổi, bổ sung 2017);
- Nghị định số 15/2020/NĐ-CP.
Tội đánh bạc được quy định như thế nào trong BLHS?
Căn cứ theo pháp luật quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 thì hành vi đánh bạc được hiểu là các hành vi tại Điều 321 dưới đây:
“Điều 321. Tội đánh bạc
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Thế nào là hành vi đánh bạc qua mạng?
Theo quy định tại Công văn 196/TANDTC-PC năm 2018 thì tổ chức đánh bạc qua mạng là hành vi sử dụng mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để tổ chức đánh bạc trực tuyến.
Và hành vi đánh bạc qua mạng thuộc một trong các hành vi bị nghiêm cấm tại khoản 1 Điều 8 Luật Công nghệ cao 2008. Cụ thể các hành vi cấm tại Điều luật bao gồm:
– Tổ chức đánh bạc trên mạng Internet qua các trò tôm cua cá, xóc đĩa, tài xỉu,…
– Tổ chức chạy quảng cáo nhằm hướng dẫn người đánh bạc tải các ứng dụng tham gia đánh bạc trực tiếp trên máy tính hoặc điện thoại cá nhân…
Ngoài ra, cũng chiếu theo Điều 321 quy định về tội đánh bạc của Bộ luật hình sự năm 2015 thì hành vi đánh bạc qua mạng được hiểu là:
“c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;”
Xử lý hình sự đối với tội đánh bạc qua mạng như thế nào?
Tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình. Cụ thể: Người có hành vi mua số lô, số đề sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 200.000 đồng – 500.000 đồng; người ghi số lô, số đề sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng; đối với các hành vi khác như: đánh bài, đá gà..bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng
Đáng lưu ý, hiện nay một số quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc qua mạng được quy định tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Tại Điều 106 quy định các hành vi sẽ bị phạt tiền như sau:
“Điều 106. Vi phạm quy định về người chơi
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi đăng ký không đúng thông tin cá nhân khi chơi các trò chơi điện tử G1.
2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quy định về quản lý giờ chơi tại điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng trò chơi điện tử để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây mất trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia;
b) Mua, bán vật phẩm ảo hoặc đơn vị ảo hoặc điểm thưởng.”
Như vậy, người có hành vi “lợi dụng trò chơi điện tử để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây mất trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc gia hoặc mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo hoặc điểm thưởng” thì bị phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 03 triệu đồng;
Ngoài ra tại Điều 101 cũng ghi nhận: Nếu cá nhân lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi “đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc” thì bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng;
Dẫn chiếu Điều 104 Nghị định trên, quy định cụ thể về trường hợp doanh nghiệp hoặc cá nhân cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử qua mạng để đánh bạc như sau:
“Tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân “cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng để đánh bạc” sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 30 – 40 triệu đồng; nếu quy đổi vật phẩm ảo, điểm thưởng thành tiền hoặc thẻ thanh toán hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử dưới bất kỳ hình thức nào thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 170 – 200 triệu đồng. Đồng thời sẽ bị áp dụng một trong các hình phạt bổ sung như: đình chỉ hoạt động từ 01 đến 03 tháng, tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính …Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
Nếu đánh bạc trái phép dưới các hình thức mà số tiền dùng để đánh bạc từ 05 triệu đồng trở lên, hoặc dưới 05 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ Luật Hình sự năm 2015 hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
Nếu “sử dụng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm căn cứ theo Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định.
Mời bạn xem thêm:
- Tụ tập đánh bạc khi giãn cách xã hội có bị đi tù không?
- Tổ chức đánh bạc bị phạt bao nhiêu năm tù theo quy định của pháp luật?
- Vừa to chức đánh bạc vừa đánh bạc xử lý thế nào?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “QĐ năm 2022 xử lý hình sự đối với tội đánh bạc qua mạng thế nào“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty ở việt nam, kế toán giải thể công ty, hợp thức hóa lãnh sự, xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, thủ tục giải thể công ty mới nhất, bảo hộ logo độc quyền, xin mã số thuế cá nhân, bảo hộ logo độc quyền, khi nào cần phải sao kê ngân hàng…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Tội đánh bạc:
Được quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự, người phạm tội là người tham gia trò chơi có được thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào. Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với khoản 1 và bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm nếu người phạm tội thuộc khoản 2 điều này. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
Được quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự, người phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là người tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép, người tổ chức có thể tham gia chơi hoặc không tham gia chơi. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm theo khoản 1 hoặc bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu thuộc các trường hợp tại khoản 2 điều này. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Có thể thấy, khái niệm phân biệt chủ thể phạm tội của 02 loại tội phạm này khác nhau, tội tổ chức đánh bạc quy định khung hình phạt cao hơn tội đánh bạc. Tuy nhiên, về mặt chủ quan 02 loại tội phạm này giống nhau là người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình là do cố ý.
Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc hoặc hành vi tổ chức đánh bạc, gá bạc hoặc bị kết án về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc, gá bạc chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về loại tội phạm này.
Về chủ thể
“Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về loại tội phạm này.”
Chủ thể của loại tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự thì đều có thể trở thành chủ thể của tội này.
Về khách thể
Đánh bạc được coi là một loại tệ nạn của xã hội, bị nhà nước nghiêm cấm. Tội đánh bạc xâm phạm đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, có tính chất nguy hiểm cho xã hội.
Về mặt khách quan
Hành vi đánh bạc được thể hiện thông qua nhiều hình thức, có thể dễ dàng nhận thấy như: đánh bài, xóc đĩa, lô đề, cá độ, đá gà, đua xe,…. thủ đoạn ngày càng tinh vi và giá trị tài sản cược ngày càng lớn.
Bất kể dưới hình thức nào, hành vi của người phạm tội phải có dấu hiệu bắt buộc của loại tội phạm này là sự thỏa thuận được – thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị. Khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người đánh bạc, không được tính tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của tất cả các lần đánh bạc, mà phải căn cứ vào từng lần đánh bạc để xem xét.
Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc bao gồm: Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc; tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc; tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.