Như chúng ta đã biết, đối với mỗi tài sản bằng cả vật chất hay cũng như tinh thần do mình sở hữu đều sẽ do mình đăng ký bản quyền bảo hộ do cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Tài sản bằng tinh thần này sẽ được pháp luật quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 nó có rất nhiều quyền lợi sẽ bao gồm các quyền như quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả đối với sản phẩm do chính họ sáng tác và tạo lập. Chính vì vậy nên việc xử phạt đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là các chế tài, cũng như khung hình phạt mà pháp luật đã đề ra nhằm để trừng trị những cá nhân hay tổ chức có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân cũng như tổ chức khác. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Quyền sở hữu trí tuệ
Trí tuệ là khả năng nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định.
Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần như tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩm khoa học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng.
Cụ thể tại Khoản 1 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2019 như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng…”
Theo đó:
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
Các đối tượng sở hữu trí tuệ được nhà nước bảo hộ bao gồm: Đối tượng quyền tác giả: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học; đối tượng liên quan đến quyền tác giả như: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; Đối tượng quyền đối với giống cây trồng: Giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
Sở hữu trí tuệ bao gồm ba nhóm: nhóm quyền tác giả (bản quyền tác giả), nhóm sở hữu công nghiệp (quyền sở hữu công nghiệp) và giống cây trồng (Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ).
Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xâm phạm sở hữu trí tuệ đang trở thành một thách thức cho các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và cơ quan chức năng. Đây cũng là một vấn đề phức tạp ở Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ hợp nhất 2019 có nêu cụ thể các biện pháp xử lý xâm phạm sở hữu trí tuệ cụ thể sau đây:
“Điều 199. Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.
2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”
Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự
Có thể áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: – Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
-Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
-Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
-Buộc bồi thường thiệt hại;
-Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị xử phạt hành chính bằng hình thức: cảnh cáo hoặc phạt tiền tuỳ vào mức độ vi phạm.
Ngoài ra còn có thể áp dụng một số hình thức như: tịch thu hàng hoá giả mạo; đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xảy ra vi phạm; buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại hoặc buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Bên cạnh đó, tại Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
“Điều 212. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự
Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.”
Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Khoa học và Công nghệ
Cá nhân có thẩm quyền:
– Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ đang thi hành công vụ
– Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Khoa học và Công nghệ
– Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Thông tin và Truyền thông
Cá nhân có thẩm quyền:
– Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông đang thi hành công vụ
– Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Thông tin và Truyền thông
– Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Thông tin và Truyền thông
Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường
Cá nhân có thẩm quyền:
– Đội trưởng Đội Quản lý thị trường
– Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả thuộc Cục Quản lý thị trường
– Cục trưởng Cục Quản lý thị trường
Thẩm quyền xử phạt của Hải quan
Cá nhân có thẩm quyền:
– Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan
– Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cục Hải quan), Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội Thủ tục Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan
– Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
– Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
Cá nhân có thẩm quyền:
– Trạm trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất
– Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ
– Giám đốc Công an cấp tỉnh
– Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ
Ngoài ra, những người có thẩm quyền thuộc lực lượng Công an nhân dân phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thuộc thẩm quyền và địa bàn quản lý của mình thì có quyền xử phạt theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Cá nhân có thẩm quyền:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị phạt như thế nào?
- Quy định pháp luật về quyền tài sản trong luật sở hữu trí tuệ
- Đăng ký nhãn hiệu quyền ưu tiên trong sở hữu trí tuệ
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” hoặc các dịch vụ khác như là thủ tục tăng vốn điều lệ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Tạm giữ người;
– Tạm giữ hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm;
– Khám người;
– Khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ;
– Các biện pháp ngăn chặn hành chính khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
2) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;
3) Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
4) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nếu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hóa hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.
Theo quy định của pháp luật hiện hành việc đăng ký một mô hình kinh doanh hay một cách thức giúp người học tiếp thu tiếng anh một cách dễ dàng, dễ hiểu, dễ nhớ thì chứng ta hoàn toàn có thể đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Việc đăng ký này sẽ không diễn ra tại Cục Sở hữu trí tuệ về kiểu dáng hữu ích hay là sở hữu công nghiệp hay là sở hữu nhãn hiệu, sáng chế… Mà kiểu đăng ký này cần chuyển đổi qua một dạng khác có thể là dưới dạng một cuốn sách hay một tập tài liệu; đăng ký dưới dạng bản ghi âm hoặc đăng ký dưới dạng bản ghi âm, ghi hình để đăng ký ở Cục bản quyền tác giả Việt Nam.
Theo đó tác giả nên tạo ra một cuốn sách, video có tiếng nói hoặc video chứa cả âm thanh và hình ảnh có chứa đầy đủ chi tiết về cách thức, vận hành, nêu bật ra phương thức giúp người học tiếng anh có thể tiếp thu tiếng anh bằng các hình thúc khác ngoài chữ viết như là âm nhạc hay tranh ảnh.
Hiện tại Việt Nam thì chưa có quy định hình thức đăng ký bảo hộ cho các khóa học online, hình thức học online cũng như cấp giấy phép cho hoạt động giáo dục này. Để đăng ký bảo hộ cho ý tưởng kinh doanh của mình thì tác giả nên đưa về dạng tài liệu/sách để đăng ký dưới dạng tác phẩm viết hoặc đăng ký dưới dạng bản ghi âm, ghi hình tại Cục bản quyền tác giả.