Xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi chơi hụi năm 2023

bởi Minh Trang
Xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi chơi hụi

Ông bác tôi chơi hụi, trong quá trình chơi hụi, ông bị một số hụi viên xù nợ, sau một thời gian đắp hụi, ông bác tôi mất khả năng chi trả cho những thành viên khác. Ông bác tôi tuyên bố vỡ hụi. Số người chưa hốt hụi là 25 người đã kiện và ông bác tôi đã bị tạm giam hơn 9 tháng mà vẫn chưa kết thúc điều tra, số người thiếu ông bác tôi rất nhiều và vẫn không chịu trả. Trong số tiền mẹ tôi thiếu là khoảng 70 triệu ở mức hình sự (quy vào tội lừa đảo) số còn lại ở mức dân sự. Vậy chơi hụi là gì? Xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi chơi hụi được quy định ra sao?

Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của LSX để hiểu và nắm rõ được những quy định về “ Xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi chơi hụi ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Nghị định 19/2019/NĐ-CP
  • Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Chơi hụi là gì?

 Theo Điều 471 Bộ luật Dân sự 2015, họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.

  • Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này.
  • Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.
    Như vậy, hụi chính là một trong các hình thức vay tài sản được pháp luật quy định.

Nguyên tắc tổ chức chơi hụi

Theo Điều 3 Nghị định 19/2019/NĐ-CP, nguyên tắc tổ chức hụi là:

  • Việc tổ chức họ phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự.
    • Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
    • Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
    • Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
    • Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
    • Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
  • Việc tổ chức họ chỉ được thực hiện nhằm mục đích tương trợ lẫn nhau giữa những người tham gia quan hệ về họ.
  • Không được tổ chức họ để cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Lừa đảo khi tham gia chơi hụi

  • Khái quát về lừa đảo chơi hụi

Hụi là hoạt động được hình thành theo tập quán lâu đời và phá phổ biến ở các địa phương bởi đặc trưng có thể sinh lãi và khi cần tiền thì người tham gia có thể rút vốn nhanh. Lợi dụng việc chơi hụi, một số đối tượng đã thực hiện tội phạm: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Nguyên nhân xuất hiện tội phạm này là do các đối tượng phạm tội lợi dụng sự cả tin, hám lợi của người bị hại và lập các dây hụi lớn. Thời gian đầu, các đối tượng này thực hiện nghiêm túc, đầy đủ việc đóng hụi, giao tiền hốt hụi để tạo uy tín. Đến khi lập được các dậy hụi khống hoặc tự lấy tên của hụi viên có tham gia chơi hụi, các đối tượng phạm tội hốt hụi và chiếm đoạt số tiền đóng hụi. Sau đó, các đối tượng tuyên bố vỡ hụi hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của bị hại.

Xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi chơi hụi
Xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi chơi hụi

Xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi chơi hụi

Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định như sau:

  • Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
    • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
    • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
    • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
    • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
    • Có tổ chức;
    • Có tính chất chuyên nghiệp;
    • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
    • Tái phạm nguy hiểm;
    • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
    • Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
    • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
    • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên
    • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Lừa đảo chơi hụi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Theo khoản 35 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2017, tội lạm dụng tín chiếm đoạt tài sản được quy định như sau:

  • Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
    • Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
    • Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
    • Có tổ chức;
    • Có tính chất chuyên nghiệp;
    • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
    • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
    • Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
    • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
    • Tái phạm nguy hiểm.
  • Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
  • Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Thông tin liên hệ

Vấn đề Xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi chơi hụi đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các chủ doanh nghiệp tư nhân nói chung và các chủ doanh nghiệp tư nhân đang là quý khách hàng của LSX nói riêng. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Tranh chấp đất đai, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện để làm chủ hụi là gì?

Theo Điều 6 Nghị định 19/2019/NĐ-CP, chủ hụi là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật dân sự.
Trường hợp các thành viên tự tổ chức dây hụi thì chủ họ là người được hơn một nửa tổng số thành viên bầu, trừ trường hợp các thành viên có thỏa thuận khác.
Điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây hụi.

Điều kiện với người tham gia chơi hụi là gì?

– Thành viên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật dân sự.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi nếu có tài sản riêng có thể là thành viên của dây hụi, trường hợp sử dụng tài sản riêng là bất động sản, động sản phải đăng ký để tham gia dây hụi thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
– Điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây hụi.

Chủ hụi phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức dây hụi khi nào?

 Chủ hụi phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức dây hụi khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Tổ chức dây hụi có giá trị các phần hụi tại một kỳ mở hụi từ 100 triệu đồng trở lên;
– Tổ chức từ hai dây hụi trở lên.
Trường hợp thông tin về dây hụi đã được thông mà có sự thay đổi thì chủ hụi phải thông báo bổ sung bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc thay đổi đó.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm