Xuất bản là gì? Những quy định của pháp luật về lĩnh vực xuất bản

bởi HaTrang
Xuất bản là gì? Những quy định của pháp luật về lĩnh vực xuất bản

Xuất bản là gì? Những quy định của pháp luật về đối tượng thành lập nhà xuất bản và loại hình tổ chức nhà xuất bản, điều kiện thành lập nhà xuất bản và những quy định của pháp luật về lĩnh vực xuất bản. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật xuất bản 2012

Xuất bản là gì?

Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử.

Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây: Sách in; Sách chữ nổi; Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp; Các loại lịch; Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.

Xuất bản điện tử là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu và sử dụng phương tiện điện tử để tạo ra xuất bản phẩm điện tử.

Đối tượng và điều kiện thành lập nhà xuất bản

Đối tượng thành lập nhà xuất bản và loại hình tổ chức nhà xuất bản

Cơ quan, tổ chức sau đây được thành lập nhà xuất bản (sau đây gọi chung là cơ quan chủ quản nhà xuất bản):

– Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương và cấp tỉnh;

– Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.

Nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu.

Điều kiện thành lập nhà xuất bản Việc thành lập nhà xuất bản phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;

– Có người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 của Luật này để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc); tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu;

– Có trụ sở, nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản do Chính phủ quy định;

– Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới nhà xuất bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cấp giấy phép thành lập và đình chỉ hoạt động của nhà xuất bản

Cơ quan chủ quản nhà xuất bản lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản;
  • Đề án thành lập nhà xuất bản và giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 của Luật này.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Sau khi được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản ra quyết định thành lập nhà xuất bản và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để nhà xuất bản hoạt động. Nhà xuất bản được hoạt động phù hợp với nội dung ghi trong giấy phép thành lập.

Cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản

Theo căn cứ tại điều 15 Luật xuất bản năm 2012 thì trong thời hạn 30 ngày; kể từ khi có một trong những thay đổi sau đây thì cơ quan chủ quản nhà xuất bản phải đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản:

  • Thay đổi cơ quan chủ quản; tên gọi của cơ quan chủ quản nhà xuất bản và tên nhà xuất bản;
  • Thay đổi loại hình tổ chức của nhà xuất bản;
  • Thay đổi tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu của nhà xuất bản.

Hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp đổi giấy phép;
  • Giấy phép thành lập nhà xuất bản đã được cấp.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp đổi giấy phép; trường hợp không cấp đổi giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Trường hợp thay đổi trụ sở làm việ nhà xuất bản phải gửi thông báo bằng văn bản đến Bộ Thông tin và Truyền thông trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi thay đổi.

Hi vọng bài viết “Xuất bản là gì? Những quy định của pháp luật về lĩnh vực xuất bản” giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản?

Việc xuất bản tác phẩm; tài liệu và tái bản xuất bản phẩm chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của tác giả; chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

Xuất bản tác phẩm, tài liệu của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Viêt Nam?

Việc xuất bản tác phẩm; tài liệu của tổ chức; cá nhân nước ngoài để kinh doanh tại Việt Nam phải được nhà xuất bản Việt Nam thực hiện.
Việc xuất bản tài liệu không kinh doanh của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; không thực hiện qua nhà xuất bản Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Luật này.

Tác phẩm, tài liệu phải thẩm định nội dung trước khi tái bản?

Tác phẩm, tài liệu xuất bản trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945; tác phẩm, tài liệu xuất bản từ năm 1945 đến năm 1954 trong vùng bị tạm chiếm;
Tác phẩm, tài liệu xuất bản từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 ở miền Nam Việt Nam; không do Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cho phép;
Tác phẩm; tài liệu xuất bản ở nước ngoài.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm