Để tao ra một tác phẩm thường tốn không ít mồ hôi, công sức. Vì vậy, mỗi tác giả khi tạo ra các sản phẩm của mình đều muốn bảo vệ nó tốt nhất. Và việc đăng ký quyền tác giả là cách tốt nhất để chủ sở hữu tác phẩm được pháp luật bảo vệ các quyền của mình. Vậy việc đăng ký quyền tác giả có ý nghĩa gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
Đăng ký quyền tác giả là gì?
Đầu tiên, căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019; quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Quyền tác giả (bản quyền) phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo; và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định; không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ; đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Ở nước ta hiện nay vấn đề bảo hộ quyền tác giả còn rất hạn chế. Nhờ sự phát triển của hệ thống mạng internet, chúng ta có thể thoải mái đọc; xem và nghe những sản phẩm chưa được mua bản quyền.
Đăng ký quyền tác giả là việc mà tác giả, chủ sở hữu làm thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nhằm mục đích xác lập, tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm thông qua Giấy chứng nhận. Đây như là một sự công nhận có căn cứ theo pháp luật cho sự sáng tạo; công sức của tác giả với đứa con tinh thần của họ.
Tại sao phải đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm?
– Là căn cứ để chống lại các hành vi sử dụng trái phép và xâm phạm tác phẩm như: ăn trộm, sao chép, lạm dụng tác phẩm đó để thu lợi;
– Được độc quyền sử dụng và khai thác tác phẩm;
– Khi là chủ sở hữu hợp pháp của tác phẩm thì có thể cung cấp ủy quyền cho người khác sử dụng; và có thể hoặc không đòi hỏi phải trả tiền nếu họ muốn sử dụng;
– Được quyền yêu cầu tòa án xử lý các hành vi xâm phạm, yêu cầu phía xâm phạm bồi thường thiệt hại.
Khác với quyền sở hữu công nghiệp, đối với các tác phẩm thuộc đối tượng của quyền tác giả, pháp luật bảo hộ ngay từ khi tác phẩm ra đời; và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Vì vậy, có thể khẳng định dù có được đăng ký hay không thì tác phẩm vẫn được pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm nên tiến hành đăng ký bản quyền đối với tác phẩm; vì việc đăng ký này nó mang ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Xem thêm: Có được bảo hộ quyền tác giả khi không đăng ký hay không?
Ý nghĩa của việc đăng ký quyền tác giả
– Đăng ký quyền tác giả hay còn gọi là bảo hộ bản quyền tác giả, nghĩa là sẽ đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm chống lại các hành vi xâm phạm quyền tác giả;
+ Để tạo ra một tác phẩm có giá trị và sáng tạo đòi hỏi sự lao động trí óc, trí tuệ; thời gian và tài chính.
+ Việc đăng ký bản quyền tác giả là sự chứng nhận cho sự sáng tạo của con người; bằng việc trao cho tác giả các phần thưởng xứng đáng; động viên tinh thần làm việc cho người sáng tạo.
– Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, Giấy chứng nhận đăng ký này là bằng chứng tốt nhất chứng minh quyền sở hữu của tác giả đối với tác phẩm. Nếu không có Giấy chứng nhận này tác giả rất khó để chứng minh mình là tác giả; và cơ quan có thẩm quyền cũng không có cơ sở; căn cứ để xét xử khi xảy ra tranh chấp;
– Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cũng là một loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tác phẩm; được sử dụng khi định giá tài sản của công ty trong trường hợp cổ phần hóa, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp;
– Cuối cùng, việc đăng ký còn có ý nghĩa là giúp cho chủ sở hữu tiến hành một số thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ví dụ trong trường hợp chủ sở hữu muốn xin Giấy phép phát hành sách, truyện, game,… thì một trong những tờ cần thiết đó là phải có Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền đối với sách, truyện, game đó.
Việc thực hiện Thủ tục đăng ký quyền tác giả thì không quá phức tạp và chi phí thì cũng vô cùng nhỏ so với những ý nghĩa và lợi ích to lớn mà nó mang lại. Vì vậy, khi sáng tạo ra tác phẩm, đặc biệt các tác phẩm có giá trị thương mại; nhiều khả năng bị sử dụng trái phép, chiếm đoạt thì tác giả; chủ sở hữu quyền tác giả nên nhanh chóng thực hiện đăng ký quyền tác giả.
Xem thêm:
Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Ý nghĩa của việc đăng ký quyền tác giả”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân, tổ chức tin tưởng lựa chọn. Để sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi, hãy liên hệ qua số hotline: 0833102102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tác phẩm phải có tính nguyên gốc (được tác giả trực tiếp sáng tạo và không sao chép tác phẩm của người khác)
Chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của tác phẩm (không bảo hộ cho ý tưởng của bản thân tác phẩm)
Tác phẩm được bảo hộ phải thuộc khái niệm tác phẩm văn học nghệ thuật khoa học
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có thể là cá nhân, pháp nhân trong nước hoặc cá nhân, pháp nhân nước ngoài đều có quyền nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm của mình tại Cục Bản quyền tác giả.
Khi tiến hành nộp đơn cá nhân, pháp nhân trong nước có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả thay mặt mình nộp đơn đăng ký tới cơ quan đăng ký.
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan (theo mẫu);
– Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả. (có chữ ký & đóng dấu của tác giả/chủ sở hữu);
– Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu, đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập…. của chủ sở hữu tác phẩm (bản sao chứng thực);
– Giấy uỷ quyền (nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền);
– Những loại giấy tờ khác theo yêu cầu (tùy thuộc vào đối tượng được đăng ký)