Xét nghiệm SARS-CoV-2 đang là giải pháp tối ưu; có kết quả nhanh nhất để xác định người nhiễm bệnh. Thời gian qua dịch bênh SARS-CoV-2 đã ảnh hưởng đến toàn thế giới nghiêm trọng như thế nào. Chính phủ các quốc gia đã tiến hành phản ứng đáp trả nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Giãn cách xã hội; Đóng cửa trường học và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh; khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh; đeo khẩu trang, hạn chế ra ngoài khi không cần thiết. Đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến. Hiện tại, với tình hình dịch bệnh phức tạp tại TP.HCM nói riêng, Bộ GTVT buộc người ra/vào TPHCM phải có giấy xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu chi tiết về quy định này qua bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lý
Giá trị giấy xét nghiệm
Giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính chỉ có giá trị tại thời điểm có kết quả. Nếu sử dụng làm “giấy thông hành” để đi qua lại các địa phương thì giấy này chỉ có giá trị tương đối vì không thể khẳng định chắc chắn người này không mắc COVID-19 những ngày sau đó.
Điều quan trọng nhất, người dân vẫn phải thực hiện nghiêm túc khuyến cáo 5K của Bộ Y tế; các địa phương phải thống nhất với nhau để giấy xét nghiệm có hiệu lực chung một thời hạn.
Bắt buộc giấy xét nghiệm âm tính
Có bắt buộc Giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực (theo quy định của Bộ Y tế)?
Giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 là loại giấy tờ quan trọng nhất người dân cần phải có khi làm các thủ tục xuất cảnh; nhập cảnh.
Trừ trường hợp phương tiện vận chuyển người dân đi, đến bệnh viện; trung tâm y tế trong trường họp cấp thiết nhưng phải được theo dõi; kiếm soát y tế và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
Một số nội dung Bộ GTVT
Một số nội dung Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm về xét nghiệm SARS-CoV-2
– Tất cả người điều khiển người phục vụ; hành khách trên phương tiện vận chuyển hành khách, hàng hóa khi từ TP.HCM đi các tỉnh/thành phố khác hoặc từ tỉnh/thành phố khác đến TP.HCM:
Bắt buộc phải có Giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực theo quy định.
(Trừ trường hợp phương tiện vận chuyển người dân đi, đến bệnh viện; trung tâm y tế trong trường họp cấp thiết nhưng phải được theo dõi; kiếm soát y tế và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch).
Trường hợp đi lại hàng ngày giữa T.HCM đến các tỉnh lân cận cần xét nghiệm SARS-CoV-2?
– Các trường hợp khi đi lại hàng ngày giữa TP.HCM đến các tỉnh lân cận và ngược lại cần giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 (bao gồm cả người điều khiển; người phục vụ trên phương tiện) như:
+ Vận chuyển lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, nguyên vật liệu sản xuất.
+ Xe đưa đón cán bộ; nhà quản lý; chuyên gia; công nhân… làm việc tại các cơ quan; xí nghiệp; nhà máy; khu công nghiệp.
Các trường hợp này được phép hoạt động trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch.
Đồng thời phải được sự chấp thuận của UBND tỉnh, thành phố lân cận; hàng ngày thực hiện khai báo y tế bằng mã QR Code xác nhận xét nghiệm SARS-CoV-2.
Thông tin liên hệ
Thông tin liên hệ với Luật sư X Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề giấy xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 hiện nay. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X về vấn đề trích lục và làm lại giấy khai sinh hãy liên hệ 0833102102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Không khai báo y tế sẽ bị xử phạt như thế nào?
Hỗ trợ dịch bệnh cho người lao động ngừng việc là bao nhiêu?
Câu hỏi thường gặp
Sau khi xét nghiệm, người dân không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, vẫn có khả năng nhiễm SARS-CoV-2 như bình thường. Do đó, kể cả khi có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 người dân vẫn phải thực hiện thông điệp 5K.
Những người cần thực hiện xét nghiệm nhanh virus SARS-CoV-2 là những đối tượng có ít nhất một trong số các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra và một trong số các yếu tố dịch tễ:
• Có tiếp xúc gần (trong phạm vi 2 mét) với người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19
• Trở về từ các “vùng dịch” được WHO ghi nhận có ca mắc Covid-19 trong vòng 21 ngày kể từ khi nhập cảnh
• Trở về từ các vùng dịch đang xảy ra tại Việt Nam trong vòng 21 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng.
• Bệnh nhân Covid-19 trong quá trình điều trị.
• Theo chỉ định
Nếu kết quả dương tính: Người bệnh cần phải đến ngay các cơ sở y tế điều trị được chỉ định, hợp tác và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, khai báo đầy đủ thông tin về lịch trình di chuyển, lịch sử tiếp xúc với người khác trong vòng 21 ngày trước khi xét nghiệm
Nếu kết quả âm tính: đối tượng được xác định không nhiễm virus SARS-CoV-2 tại thời điểm lấy mẫu xét nghiệm.