“18 tuổi kết hôn có kết hôn được không?” chắc hẳn là một trong những câu hỏi nhiều người băn khoăn. Hãy tham khảo thông tin thông qua bài viết sau của Luật sư X để có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về độ tuổi kết hôn nói riêng cũng như điều kiện kết hôn nói chung.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
(1) Thứ nhất, về độ tuổi kết hôn: nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên.
(2) Thứ hai, về tính tự nguyện: việc kết hôn phải do nam và nữ tự nguyện quyết định.
(3) Thứ ba, về năng lực hành vi dân sự: nam và nữ không bị mất năng lực hành vi dân sự.
(4) Thứ tư, việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
- Kết hôn giả tạo.
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Như vậy, nam và nữ kết hôn phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện đã nêu trên theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì hôn nhân của họ mới hợp pháp và được pháp luật công nhận.
Vậy 18 tuổi có kết hôn được không?
Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện kết hôn như đã nêu ở trên, đối với câu hỏi: “18 tuổi có kết hôn được không?”, Luật sư X xin được giải đáp như sau:
(1) Muốn kết hôn bạn phải từ đủ 18 tuổi trở lên và là nữ
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, một trong những điều kiện kết hôn là “Nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên”. Để hiểu rõ về cụm từ “từ đủ” chúng tôi xin được đưa ra một ví dụ như sau:
Ví dụ: A sinh ngày 06/10/1999 thì A “từ đủ” 18 tuổi vào ngày 07/10/2017 và mới đủ tuổi đăng ký kết hôn.
Như vậy, nếu bạn chỉ mới 18 tuổi thì bạn chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn. Nếu muốn đăng ký kết hôn, bạn phải “từ đủ” 18 tuổi theo quy định của pháp luật và phải là nữ, độ tuổi “từ đủ” 18 tuổi được kết hôn chỉ đặt ra cho nữ giới.
(2) Muốn kết hôn bên cạnh điều kiện về độ tuổi kết hôn, bạn cũng phải tuân thủ được các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về tính tự nguyện, về năng lực hành vi dân sự và không thuộc một trong trường hợp bị cấm kết hôn như đã nêu trên
Như vậy, nữ giới “từ đủ” 18 tuổi chỉ là một trong những điều kiện để được kết hôn, nếu bạn là nữ giới và đã đủ tuổi kết hôn nhưng chỉ cần không thỏa mãn một trong các điều kiện trên hôn nhân của bạn cũng sẽ không được pháp luật công nhận.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Hủy kết hôn trái pháp luật, thủ tục yêu cầu như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm:
Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.